Điều dưỡng kiểm tra | |
Đo chỉ số sinh hiệu | – Đo chỉ số chiều cao, cân nặng, thân nhiệt, mạch và huyết áp. Việc thực hiện nhằm để phát hiện các vấn đề bệnh lý tiểm ẩn và để chỉ định thuốc đúng liều lượng |
Kiểm tra thị lực | – Để tầm soát và phát hiện sớm các vấn đề về thị giác (Bảng đo thị lực Snellen Chart giúp kiểm tra khả năng nhìn chi tiết các chữ và ký tự từ khoảng cách nhất định.) |
Bác sĩ Khám & tư vấn | |
Khám tổng quát | • Khám bác sĩ – khám thực thể trong đó bác sĩ kiểm tra, cảm nhận hoặc lắng nghe các bộ phận trên cơ thể bạn. • BMI (Chỉ số khối của cơ thể) một phương pháp để chẩn đoán thừa cân và béo phì, đánh giá mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể và chiều cao. Một cách đáng tin cậy để biết một người có quá nhiều mỡ trong cơ thể hay không bằng cách tính tỷ lệ cân nặng với bình phương chiều cao của họ • Tư vấn và chăm sóc sức khỏe – bao gồm hướng dẫn chế độ ăn uống và dinh dưỡng |
Khám Tai – Mũi Họng | |
Khám TMH – có chỉ định nội soi | – Bác sĩ dễ dàng quan sát trực tiếp và rõ nét các ngóc ngách bên trong vùng tai mũi họng phát hiện các triệu chứng bất thường |
Xét nghiệm | |
Xét nghiệm Công thức máu | Để đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn vả phát hiện các rối loạn bệnh thiếu máu hay bệnh bạch cầu |
Đường huyết lúc đói | – Để kiểm tra mức đường huyết của bạn có trong ngưỡng ổn định hay không – Để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường |
HBA1C (Hemoglobin A1C) | – Dùng để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. để đo lường tình trạng gắn kết của đường huyết trên Hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của tế bào hồng cầu, có vai trò vạn chuyển oxy trong máu từ phổi đến các tế bào của cơ thể. – Xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian nhiều tuần/nhiều tháng |
Bộ mỡ (Cholesterol, Triglycerides, HDL and LDL) | – Để đo lượng mỡ “tốt” và mỡ “xấu”có trong máu của bạn – Để tầm soát và chẩn đoán các bệnh lý khác như bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch. |
Xét nghiệm chức năng thận – Creatinine | Để kiểm tra tình trạng hoạt động của thận. Mức creatinine trong máu cao cho thấy thận bị tổn thương và hoạt động không đúng |
Xét nghiệm BUN | – Sử dụng để đánh giá chức năng thận bằng cách đo lượng nitơ urê trong máu – Chẩn đoán một số bệnh như tổn thương gan, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, suy tim sung huyết, tắc nghẽn đường tiết niệu, tuần hoàn kém và mất nước |
Xét nghiệm AST (aspartate aminotransferase) | – Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu. – Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan |
Xét nghiệm ALT (alanine aminotransferase) | – Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu. – Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan |
Xét nghiệm GGT (gamma-glutamyl transpeptidase) | – Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu. – Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan đặc biệt liên quan đến việc sử dụng thức uống có cồn |
Bilirubin toàn phần | – Kiểm tra lượng bilirubin trong máu và xác định tình trạng sức khỏe của gan. Giúp phát hiện; theo dõi sự tiến triển của các bệnh gan khác, như là bệnh viêm gan |
Bilirubin trực tiếp | – Kiểm tra lượng bilirubin trong máu và xác định tình trạng sức khỏe của gan. – Giúp phát hiện; theo dõi sự tiến triển của các bệnh gan khác, như là bệnh viêm gan, sỏi mật và viêm ống mật. Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể bạn phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ. Nó cũng là một phần của mật, mà gan của bạn tạo ra để giúp tiêu hóa thức ăn. Bilirubin liên hợp, hoặc bilirubin trực tiếp đi từ gan vào ruột non. Một lượng cực nhỏ đi qua thận của bạn và được bài tiết qua nước tiểu. Bilirubin cũng tạo cho nước tiểu màu vàng đặc trưng |
Bilirubin gián tiếp | – Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm này nếu kết quả xét nghiệm bilirubin toàn phần có bất thường. Giúp sàng lọc các vấn đề về gan hoặc tổn thương gan như xơ gan.. – Tầm soát các bệnh về máu như thiếu máu tán huyết hoặc thiếu máu ác tính. Xét nghiệm này giúp đo lượng bilirubin có trong máu. Cơ thể của bạn tạo ra bilirubin khi nó phá vỡ huyết sắc tố và gan của bạn thải bilirubin ra khỏi cơ thể vì thế xét nghiệm này là một cách để kiểm tra tình trạng hoạt động của gan như thế nào |
Xét nghiệm Phosphatase Alkaline | – Để tầm soát hoặc theo dõi phương pháp điều trị bệnh gan hoặc rối loạn xương. ALP là một loại enzyme được tìm thấy trên khắp cơ thể, nhưng chủ yếu được tìm thấy trong gan, xương, thận và hệ tiêu hóa. Khi gan bị tổn thương, ALP có thể đi vào trong máu. Chỉ số ALP cao có thể cho thấy bạn đangbị bệnh gan hoặc rối loạn xương |
Xét nghiệm Albumin | – Để sàng lọc và giúp chẩn đoán rối loạn gan hoặc bệnh về thận – Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng |
Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi B (HbsAb) | – Để kiểm tra bạn có được kháng thể bảo vệ khỏi viêm gan siêu vi B chưa. Sự bảo vệ này có thể là kết quả của việctiêm ngừa viêm gan siêu vi B hoặc từ việc phục hồi thành công sau khi bị nhiễm viêm gan B trong quá khứ. – Kết quả xét nghiệm kháng HBs dương tính (hoặc HBsAb) có nghĩa là bạn đã được miễn dịch và được bảo vệ chống lại virus viêm gan B và không thể bị nhiễm bệnh. Bạn không bị nhiễm bệnh và không thể lây bệnh viêm gan B cho người khác |
Xét nghiệm kháng nguyên viêm gan siêu vi B (HbsAg) | – Để phát hiện sự có mặt của virus Viêm gan B trong máu của bạn (được gọi là kháng nguyên bề mặt). – Kết quả xét nghiệm HBsAg”dương tính” hoặc “có phản ứng” có nghĩa là người đó bị nhiễm viêm gan B và có thể truyền virus viêm gan B sang người khác qua máu |
Xét nghiệm virus viêm gan C (Kháng thể HCV) | – Xét nghiệm để kiểm tra việc nhiễm virus viêm gan C. Sự hiện diện của kháng thể trong máu cho thấy bạn bị nhiễm virus viêm gan C |
Free T4 | – Để đánh giá chức năng tuyến giáp. – Giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. – Để theo dõi sự hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp |
Xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp (TSH) | – Để đo lượng hormone kích thích tuyến giáp có trong máu. – Để đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp. – Để chẩn đoán các tình trạng rồi loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp và suy giáp. – Giúp phát hiện sớm các rối loạn chức năng tuyến giáp trước khi có những biểu hiện của bệnh |
Xét nghiệm kháng thể Virus viêm gan A (HAV Ab Toàn phần) | – Để chẩn đoán nguyên nhân viêm gan cấp tính – Để xác định loại virus gây viêm gan – Để đánh giá sự cần thiết của việc tiêm chủng vắc xin Viêm gan A |
Uric Acid | – Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng axit uric có trong máu hoặc trong nước tiểu của bạn Axit uric là một chất thải thông thường được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các hóa chất gọi là purin. Nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không giải phóng đủ vào nước tiểu, nó có thể tạo ra các tinh thể hình thành trong khớp của bạn. – Giúp chẩn đoán bệnh gút – Giúp tìm ra nguyên nhân thường gây sỏi thận |
Bảng điện giải | – Đo mức độ các chất điện giải chính của cơ thể như Natri, Clorua, Kali. – Mức độ bất thường của bất kỳ chất điện giải nào liệt kê ở trên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm bệnh thận, huyết áp cao và nhịp tim không ổn định gây đe dọa tính mạng. Chất điện giải là các khoáng chất có mang điện tích giúp kiểm soát lượng chất lỏng và sự cân bằng của axit và bazơ trong cơ thể bạn. Chúng cũng giúp kiểm soát hoạt động của cơ và thần kinh, nhịp tim và các chức năng quan trọng khác. • Natri – giúp kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể. Nó cũng giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động một cách đúng đắn. • Clorid – cùng tham gia vào việc kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì lượng máu và huyết áp khỏe mạnh. • Kali – Giúp duy trì tim và cơ hoạt động bình thường |
Vitamin D | – Thực hiện để tầm soát và theo dõi bệnh lý rối loạn xương. – Giúp xác định việc mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh vẩy nến hoặc một số bệnh tự miễn |
Xét nghiệm Can-xi | – Để đo lượng Can-xi có trong máu của bạn. Canxi là một khoáng chất đặc biệt quan trọng, cần thiết cho việc giúp xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng góp phần vào việc giúp duy trì hoạt động ổn định của tim, cơ bắp và dây thần kinh. – Được thực hiện để chẩn đoán hoặc phát hiện các bệnh như bệnh thận, rối loạn tuyến cận giáp, bệnh tuyến giáp, sỏi thận, hấp thu kém, ung thư và suy dinh dưỡng |
Xét nghiệm nhóm máu | Để giúp xác định nhóm máu của bạn Cần thiết thực hiện nếu bạn cần truyền máu hoặc có kế hoạch hiến máu |
Xét nghiệm máu ẩn trong phân – Hemoccult | – Thực hiện để phát hiện sự hiện diện của máu ẩn trong phân. Bạn không thể nhìn thấy được Máu ẩn trong phân bằng mắt thường khi đi vệ sinh hoặc khi dùng giấy vệ sinh. – Được thực hiện để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. -Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên làm xét nghiệm hemoccult mỗi năm khi bạn qua tuổi 50. Nếu bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, bạn nên đi xét nghiệm hàng năm bắt đầu từ độ tuổi 40 |
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu | – Xét nghiệm nước tiều thực hiện để tìm ra các bất thường một lượng dư thừa protein, máu, mủ, vi khuẩn và đường. – Có thể giúp phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận |
Xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein Tumor Marker) | – Để chẩn đoán và theo dõi tình trạng gan, như ung thư gan, xơ gan và viêm gan. – Để giúp chẩn đoán và theo dõi phương pháp điều trị bệnh ung thư gan |
Xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến – PSA (Prostate Specific Antigen) | – Đề tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và xác định sự cần thiết phải sinh thiết tuyến tiền liệt – Để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt và / hoặc phát hiện ung thư tuyến tiền liệt tái phát |
Chỉ số Hormone | |
Testosterone | – Để phát hiện mức độ bất thường của Testosterone (ở đàn ông và phụ nữ) – Ở nam giới : để chẩn đoán nguyên nhân gâyrối loạn cương dương hoặc không có khả năng làm người khác có thai (vô sinh) – Ở nữ giới: Để chẩn đoán nguyên nhân xuất hiện các tính năng nam tính (ham tính hóa), vô sinh, hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – Ở trẻ em: Để xác định nguyên nhân khiến bộ phận sinh dục không phân rõ giới tính nam hay giới tính nữ (bệnh lưỡng tính), dậy thì sớm hay dậy thì |
Chụp CT | |
Chụp CT Scan (Chụp cắt lớp vi tính để tầm soát ung thư phổi) | Tầm soát để phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu Tầm soát ung thư phổi thường dành cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm: người lớn tuổi đã và đang hút thuốc, người hút thuốc lâu năm, người từng hút thuốc nhiều nhưng đã cai thuốc; người có sức khỏe tốt nhưng có tiền sử ung thư phổi, và các yếu tố nguy cơ ung thư phổikhác |
Chẩn đoán hình ảnh | |
Siêu âm bụng tổng quát | – Để kiểm tra các cơ quan chính trong khoang bụng. Những cơ quan này bao gồm túi mật, thận, gan, tuyến tụy và lá lách. – Để chẩn đoán các bệnh như bệnh gan, sỏi thận, sỏi mật, các tình trạng viêm nhiễm như viêm ruột thừa và viêm tụy, phình bụng như khối u, thoát vị và ung thư |
Siêu âm tim | – Siêu âm tim, để cho thấy sự hoạt động của cơ tim và van của bạn. – Để phát hiện bệnh tim và bệnh van tim |
Siêu âm động mạch cảnh | – Đánh giá tình trạng và chức năng của động mạch cảnh, giúp phát hiện các vấn đề như đau tim, suy tim, hoặc các vấn đề về van tim |
Siêu âm tuyến giáp | Để kiểm tra sự xuất hiện các bất thường của tuyến giáp như các u nang, bướu, khối u |
Đo điện tâm đồ (ECG) | – Xét nghiệm để đo hoạt động điện của tim cho thấy tim có hoạt động bình thường hay không. – Có thể giúp phát hiện cholesterol làm tắc nghẽn việc cungcấp máu cho tim của bạn, một cơn đau tim trong quá khứ, mở rộng một bên của tim và nhịp tim bất thường |
Đo loãng xương | – Để phát hiện bệnh loãng xương (xương xốp – xương mỏng giòn). – Tầm soát phòng ngừa cho đối tượng phụ nữ trên 65 tuổi hoặc phụ nữ dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương cao, tiền sử gia đình bị loãng xương và bệnh thận mãn tính |
Phòng khám không khuyến khích bệnh nhân tầm soát ung thư bằng các XN máu như CEA, CA, 19-9, CA 125, CYFRA 21-1 vì độ tin cậy kém và nhiều trường hợp dương tính giả. ** Khi có các nguy cơ liên quan tới yếu tố gia đình, các phát hiện khi thăm khám, bác sỹ có thể khuyến cáo bệnh nhân làm các gói khám chuyên khoa sâu cho bệnh lý tim mạch, tầm soát ung thư đại tràng, dạ dày, phổi, xét nghiệm di truyền gene… |