Chia sẻ

YOGA: LỢI ÍCH, MỨC ĐỘ, VÀ NHIỀU HƠN NỮA

By Victoria Healthcare 10 Tháng 4 2019

YOGA: LỢI ÍCH, MỨC ĐỘ, VÀ NHIỀU HƠN NỮA

Không giống nhiều hình thức luyện tập thể thao hiện đại “sớm nở tối tàn”, Yoga là bộ môn đã xuất hiện trên 5000 năm. 

Tập Yoga không chỉ đốt cháy calo và tạo cơ, mà đó là bài tập tốt cho thể chất và tinh thần. Các động tác vừa kết hợp tăng cường - kéo dãn cơ, song song với thở sâu, thiền và thư giãn. Hiện nay có hơn 100 loại Yoga. Trong đó có trường phái Yoga nhanh, mạnh và Yoga nhẹ nhàng thong thả. .

Một vài dạng Yoga thường gặp: 

  • Hatha Yoga: Đây là dạng Yoga phổ biến, kết hợp các động tác cử động cơ bản kèm các bài tập thở.
  • Vinyasa Yoga: Gồm các cử động cơ thể đan xen uyển chuyển. 
  • Power Yoga: Các bài tập nhanh, mạnh để tạo cơ.

YOGA2

  • Ashtanga Yoga:Tư thế chuyển động kết hợp với kỹ thuật hít thở đặc biệt

YOGA3

  • Bikram Yoga: Được gọi là "Yoga nóng". Bikram Yoga có 26 tư thế luyện tập, học viên thực hành loại Yoga này trong căn phòng nhiệt độ cao. 
  • Iyengar Yoga: Dạng Yoga có dụng cụ hỗ trợ như gạch thẻ, mền, ghế để hỗ trợ người tập thực hiện đúng tư thế. 

Mức độ tăng cường: Đa dạng, nhiều kiểu

Yoga tác động đến vùng nào trên cơ thể ?

Cơ lõi: Có. Nhiều tư thế Yoga tác động đến khu cán (vùng thân mình bao gồm bụng, hông, lưng dưới và không kể đầu-tứ chi). Ngoài ra động tác đưa người lên - Ở tư thế nằm nghiêng, một tay chống xuống đất, một tay đưa lên trời – Không những tác động lên cơ bụng mà còn giúp săn chắc cánh tay. 

Ngoài ra còn một động tác đốt cháy mỡ bụng rất tốt đó là động tác "chiếc thuyền". Người tập dùng xương giữa thắt lưng và mông giữ thăng bằng rồi đưa chân và tay lên.

Cánh tay: Có. Với Yoga, sức mạnh đôi tay đến từ trọng lượng cơ thể chứ không phải tạ hay máy tập. Với PLANK – Người tập hít đất bằng khuỷu tay, toàn bộ sức nặng cơ thể chia đều vào tay và chân. 

Các tư thế tập tay khác được kể đến như tư thế con hạc và con quạ. Tuy nhiên đây lại là thách thức cho người mới tập, vì cánh tay phải nâng cả người lên và chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. 

Chân: Có. Các tư thế Yoga có tác động toàn phần đến chân bao gồm cơ tứ đầu đùi (cơ đùi trước), hông và bắp đùi. 

Cơ mông: Có. Thế squat, thế cây cầu, thế chiến binh liên quan đến việc uốn gối giúp cơ sau săn chắc.

Lưng: Có. Tư thế chó cuối mặt, tư thế em bé, tư thế mèo/bò giúp cơ lưng duỗi thẳng. Động tác này giúp giảm đau lưng rất tốt.

Tính chất của Yoga

Sự linh hoạt: Có. Yoga làm duỗi cơ và tăng phạm vi chuyển động. Nếu thực hành thường xuyên, Yoga giúp cải thiện sự linh hoạt cơ thể.

Năng động: Không. Yoga không giống tập thể dục thẩm mỹ, bộ môn này giống thể thao nhiều hơn (Power Yoga là dạng tiêu biểu). Tập Yoga cải thiện sức khỏe ngang ngửa thể dục thẩm mỹ. 

Sức mạnh: Có. Giữ cơ thể ở tư thế thăng bằng mất rất nhiều sức. Tập luyện thường xuyên giúp tăng cơ ở cánh tay, lưng, chân và bụng.

Thể thao: Không. Yoga không có tính cạnh tranh. Học viên hoàn toàn tập trung thực hành, không so sánh hơn thua với ai. 

Ảnh hưởng ít: Đúng. Dù Yoga là bài tập toàn thân nhưng nó không gây bất cứ tác động nào đến khớp.

Một số thông tin bổ ích khác.

Chi phí: Tùy người tập. Nếu biết qua các thế tập, các Yogi có thể thực hành tại nhà. Mặt khác người chưa biết sẽ tốn một ít tiền (ít hay nhiều phụ thuộc vào bản thân) để mua gói học Yoga hoặc xem video hướng dẫn. 

Tốt cho người mới tập? Có. Mọi lứa tuổi, mọi trình độ đều thực hiện được động tác duỗi và động tác cơ bản. 

Ở ngoài trời. Đúng. Bạn có thể tập Yoga ở bất cứ đâu, trong nhà hay ngoài trời đều được.

Tại gia. Đúng. Cái bạn cần là không gian đặt miếng đệm mà thôi.

Có cần thiết bị gì không? Không cần. Vì chủ yếu dựa vào trọng lượng cơ thể. Ngoài ra một số dụng cụ hỗ trợ cũng rất cần thiết. Đệm tập Yoga giúp người tập không bị trượt khi vào thế đứng và êm khi ở thế ngồi hoặc nằm. Banh tập Yoga để tập thế cân bằng. 1 đến 2 viên gạch khối hoặc chăn hỗ trợ rướn đến chân hoặc nối tay vào lưng. 

Lời khuyên từ bác sĩ gia đình Melinda Ratini MD

Có nhiều loại hình Yoga, từ Yoga Hatha nhẹ nhàng đến Yoga Power mạnh mẽ. Các bài tập kết nối thể chất và tinh thần Yogi triệt để. Luyện tâp thường xuyên sẽ làm tăng khả năng tập trung và sự linh hoạt lên cao. Ngoài ra đây còn là liều thuốc kích thích tâm trạng rất tốt.

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn khi tập Yoga, mua sách hoặc xem video hướng dẫn. Nhưng tốt nhất nên đến lớp để giáo viên có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn thực hành. Lựa chọn bài tập thích hợp với nhu cầu và thể trạng giúp bản thân tiếp cận toàn diện đến sức mạnh và tinh thần cao nhất của một Yoga.

Yoga không thích hợp cho người thích động tác nhanh hay hoạt động có tính cạnh tranh cao. Nhưng bù lại lựa chọn này giúp người học sảng khoái, thư thái hơn. Bạn có thể thực hiện một vài động tác Yoga sau giờ tập thể hình. 

Nếu có vấn đề về sức khỏe thì có nên tập Yoga không?

Những người bị tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol hoặc đau tim nên tập Yoga. Bộ môn này giúp người tập tăng sức mạnh, sự linh hoạt và tăng nhận thức cơ thể. Người tập nên chọn bài tập có nhịp điệu như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội nếu không thể thực hiện các bài tập nhanh.

Trước khi luyện tập, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn nếu mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim. Các tư thế trồng chuối hoặc các động tác giữ thăng bắng khác không phù hợp với nhóm này. Một bài Yoga nhẹ nhàng chào ngày mới kết hợp với đi bộ và bơi lội rất phù hợp với người bệnh. 

Nếu có vấn đề về viêm khớp, Yoga có thể giúp cơ thể linh hoạt mà không gây mệt mỏi khớp xương. Ngoài ra, Yogi sẽ đạt được lợi ích từ phương pháp tiếp cận thân tâm, giúp thư giãn và tiếp thêm sinh lực. 

Yoga còn đem lại tâm trạng thư giãn cho phụ nữ mang thai, tăng sức khỏe và giữ dáng. Nếu mới làm quen với Yoga hoặc có vấn đề về sức khỏe khi mang thai, bà bầu cần đến bác sĩ để tư vấn. Một người hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm trong thời kì này rất quan trọng với bà bầu. 

Cần điều chỉnh vài tư thế tập, vì bụng càng to đồng nghĩa trọng tâm cơ thể thay đổi. Sau 3 tháng đầu, bà bầu không nên thực hiện tư thế nằm ngửa. các động tác rướn người, kéo dãn toàn thân cũng phải cắt giảm. Nội tiết tố trong thai kỳ làm giãn cơ có thể khiến người mẹ bị thương.

Tóm gọn lại, khi mang thai, phụ nữ nên tránh thực hiện các tư thế gây áp lực lên vùng bụng và thắt lưng. Cũng đừng thực hiện những bài tập hiện nay được ưu chuộng. 

Nguồn: webmd.com