Chia sẻ

VACCINE CÚM

By Victoria Healthcare 12 Tháng 9 2019

VACCINE CÚM

1. AI CẦN TIÊM NGỪA CÚM?

  • Mỗi cá nhân từ 6 tháng tuổi hoặc hơn hầu như cần/nên tiêm phòng cúm. 
  • Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm người có nguy cơ cao bị biến chứng của cúm.

2.TẠI SAO PHẢI TIÊM NGỪA CÚM HÀNG NĂM?

Qua một thời gian, tác dụng bảo vệ của vaccine bạn tiêm năm trước sẽ hết.

Virus gây bệnh cúm thay đổi mỗi năm, nên vaccine năm ngoái có thể không bảo vệ bạn khỏi mắc cúm trong năm nay.
Vì vậy, vaccine cúm được khuyến khích chủng ngừa mỗi năm.

3.VACCINE CÚM HOẠT ĐỘNG RA SAO?

Vaccine chứa virus đã chết hoặc làm yếu, 2 tuần sau khi tiêm ngừa, hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo kháng thể giúp ngăn ngừa virus gây bệnh cúm nói trên. 

Tuy nhiên, vaccine cúm không giúp bạn ngừa virus gây bệnh cảm dù bệnh cảm có triệu chứng bệnh tương tự như cúm.

4.AI KHÔNG NÊN TIÊM NGỪA CÚM?

Nhóm người không nên tiêm ngừa cúm là:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
  • Nhóm người bị dị ứng nặng với các thành phần trong vaccine cúm

5.THỜI ĐIỂM NÀO TỐT NHẤT ĐỂ TIÊM NGỪA CÚM?

Tiêm ngừa ngay khi có vaccine trong mùa cúm, tốt nhất nhất là thời điểm vào tháng 10 hàng năm, đây là giai đoạn bắt đầu mùa dịch cúm.

Nếu bạn không tiêm ngừa cúm trong tháng 10, bạn vẫn có thể tiêm ngừa vào bất cứ thời điểm nào sau đó.
Mùa cúm thường ở mức cao điểm trong tháng 1 hoặc tháng 2, nếu bạn có tiêm ngừa, dù trễ vẫn tốt hơn là không tiêm.

6.CÓ KHI NÀO TÔI BỊ MẮC CÚM DO TIÊM VACCINE CÚM KHÔNG?

Đây chỉ là “truyền thuyết”. Bạn không thể nào mắc cúm do tiêm ngừa cúm.

7. TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG KHỎE SAU KHI TIÊM NGỪA CÚM?

Bạn có thể gặp tác dụng phụ từ vaccine như: đau họng, đỏ-sưng nơi mũi tiêm, sốt nhẹ và nhức mỏi cơ.

Phải mất đến 2 tuần để cơ thể bạn phát triển được sức đề kháng.
Bạn có thể bị nhiễm cúm trước khi vaccine phát huy tác dụng. Một lần nữa, vaccine cúm không gây bệnh cúm cho bạn.

8.TIÊM NGỪA CÚM CÓ CHẮC CHẮN SẼ KHÔNG MẮC CÚM?

Các chuyên gia ở trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh phải tiên liệu loại virus cúm nào sẽ phát triển mạnh để đưa vào vaccine trong mùa cúm tới, và không phải lúc nào họ cũng đúng. 

Virus gây bệnh cúm thay đổi theo mỗi năm nên vì lí do này mà khó có thể đoán trước được là vaccine nào sẽ giúp phòng ngừa được bệnh cúm. 

Vaccine vẫn bảo vệ cho bạn khỏi bị cúm nặng hơn, nên nếu bạn có nhiễm cúm thì cũng có thể chỉ là nhiễm cúm nhẹ. 

Vaccine ngừa cúm cũng có thể giúp ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh cúm.

9.CÓ VACCINE CÚM DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI LỚN TUỔI KHÔNG?

Có loại vaccine cúm liều cao dành cho người từ 65 tuổi trở lên. Loại vaccine này giúp bảo vệ tốt hơn cho người lớn tuổi khỏi bệnh cúm, khi hệ miễn dịch của họ không đủ mạnh để đáp ứng với vaccine ngừa cúm thông thường.

10.TRẺ EM Ở TUỔI NÀO CẦN TIÊM NGỪA CÚM?

Trẻ nên được tiêm ngừa cúm khi được 6 tháng tuổi. 

Một số trẻ 6-8 tháng tuổi cần tiêm 2 liều.

Nếu trẻ cần 2 liều thì liều đầu tiên cần nên được tiêm ngay khi có vaccine.

Bạn sẽ phải chờ ít nhất sau 28 ngày mới tiêm nhắc mũi thứ 2 cho trẻ.

Hãy tư vấn bác sĩ xem bé nhà bạn có cần phải tiêm 2 liều hay không.

11.TIÊM VACCINE CÚM CHO TRẺ BỊ DỊ ỨNG VỚI TRỨNG CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Vẫn an toàn. Vaccine ngày nay không như ngày trước, thành phần vaccine chứa ít protein từ trứng hơn nên đa số trẻ bị dị ứng với trứng vẫn an toàn khi tiêm ngừa bất cứ loại vaccine cúm nào theo đúng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Nếu trẻ nổi mẩn sau khi ăn trứng thì vẫn tiêm ngừa vaccine cúm được. 

Nếu trẻ có phản ứng trầm trọng với trứng như khó thờ, sưng phù,choáng, nôn ói, hoặc cần hỗ trợ cấp cứu thì có thể được tiêm ngừa cúm khi có bác sĩ có thể chữa được các phản ứng dị ứng nặng. 

Có nhiều trẻ bị dị ứng với trứng có nguy cơ bị biến chứng từ bệnh cúm, nên việc tiêm ngừa cúm cho chúng là điều vô cùng quan trọng.

12. BỆNH CÚM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đa phần người mắc bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng cũng có người sẽ bị nặng hơn và có khi nguy cơ gây tử vong.

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe (mắc các bệnh lý khác) bạn cũng có nguy cơ cao mắc biến chứng về cúm. 

Trong vài trường hợp, các triệu chứng của cúm sẽ trầm trọng hơn và có thể gây biến chứng nếu bạn đang mắc một hoặc vài bệnh lý khác. 
Ví dụ: Nếu đang bị suyễn, khi bị nhiễm cúm, cơn hen có thể khởi phát nhiều hơn.
13. NHÓM BỆNH LÝ CÓ THỂ LÀM TÌNH TRẠNG CÚM TRẦM TRỌNG HƠN

Hen suyễn
Các bệnh lý về não và thần kinh
Bệnh phổi mãn tính
Đái tháo đường
Bệnh tim mạch
Rối loạn về máu
Rối loạn nội tiết
Rối loạn về thận
Rối loạn về gan
Rối loạn sự trao đổi chất
Bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch
Thừa cân nặng
Nhóm thanh thiếu niên dưới 18 tuổi đang điều trị thuốc aspirin dài hạn

14.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐƯỜNG LÂY
Cũng giống như bệnh cảm thông thường, bệnh cúm có đồng tác nhân gây bệnh là do virus gây bệnh lây từ người sang người. 
Trong khoảng cách 2m, khi người mắc bệnh ho, nhảy mũi hay nói chuyện, “nước” văng ra có chứa virus gây bệnh có thể được truyền ra ngoài và lây qua bạn khi tiếp xúc qua đường miệng hoặc mũi. 
Bạn cũng có thể bị nhiễm cúm khi chạm tay vào mũi, miệng hay mắt, nếu tay đó đã chạm vào bề mặt có tiếp xúc mầm bệnh.

15.AI CÓ NGUY CƠ NHIỄM CÚM?

Bất cứ ai chạm vào môi trường chứa mầm bệnh đều có thể bị nhiễm cúm.

Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì họ dễ mắc biến chứng về cúm hơn: như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, và viêm tai.

16.NHÓM NGƯỜI CÓ NGUY CƠ CAO BAO GỒM:

  • Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 24 tháng
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • Phụ nữ mang thai
  • Sản phụ mới sinh
  • Bất cứ ai sống ở viện dưỡng lão và ở các dạng cơ sở hạ tầng thâm niên
  • Nhóm người Mỹ gốc Ấn 
  • Người Alaska

17.CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA CÚM:

  • Sốt hoặc cảm thấy sốt hay cảm thấy lạnh người
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy mũi nước hoặc nghẹt mũi
  • Đau cơ và hoặc đau toàn thân
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Nôn ói và tiêu chảy (xảy ra thường ở trẻ hơn là ở người lớn)

PHÒNG NGỪA - CHÍCH NGỪA CÚM HÀNG NĂM, ĐẶC BIỆT KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC NHÓM CÓ NGUY CƠ CAO.