Chia sẻ

TRẺ TĂNG ĐỘNG - ADHD

By Victoria Healthcare 28 Tháng 8 2020

TRẺ TĂNG ĐỘNG - ADHD
Rối loạn khiếm khuyết chú ý -ADHD (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder)
ADHD là rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ em bị ADHD thường có vấn đề về chú ý, không thể ngồi yên và làm việc không suy tính trước. Chứng này còn được gọi là Rối loạn khiếm khuyết chú ý (attention deficit disorder) (ADD).
Rối loạn này khởi phát từ lứa tuổi mẫu giáo và có thể kéo dài đến khi lớn.
Khoảng 1/3 số trẻ bị ADHD cũng có khiếm khuyết về vấn đề học hành như không có khả năng đọc. Khoảng ½ số trẻ bị ADHD có vấn đề về hành vi, bao gồm vi phạm nội quy, nói trả treo lại và đánh các trẻ khác.
ADHD gặp ở bé trai nhiều gấp 7 lần ở bé gái. Bé gái thường dễ bị rối loạn chú ý hơn. Con trai thường dễ bị dạng tăng hoạt động.
DIỄN BIẾN
Người ta chưa biết được nguyên nhân chính xác của ADHD. Rối loạn này dường như hay xảy ra trong cùng gia đình. Nếu mà cha mẹ, chú hay ông bà bị chứng này, các thành viên khác trong gia đình cũng có khả năng bị. Những người bị ADHD có thể có một số thay đổi trong não. Những thay đổi này ở vùng trán (1 vùng kiểm soạt sự tự chủ) và ở một số trung tâm khác ơ não.
Nhiều nghiên cứu tìm hiểu xem ADHD có gây ra bởi đường hay các chất đưa vào thức ăn như các chất bảo quản hay tạo màu hay không. Chưa có bằng chứng cho sự tương quan này. Các dị ứng cũng không phải là yếu tố thường gặp gây ra ADHD.
BIỂU HIỆN VÀ TRIỆU CHỨNG Ở TRẺ BỊ CHỨNG ADHD:
Các triệu chứng của ADHD, đặc biệt là tăng hoạt động, thường xuất hiện truoc9771 2 hoặc 3 tuổi và trễ nhất là trước khi học lớp 1. Có 3 nhóm triệu chứng chính của ADHD: dễ bị phân tâm, hấp tấp và tăng hoạt động.
Trẻ bị ADHD:
• Dễ bị phân tâm bởi những điều xảy ra xung quanh.
• Khó chờ đến phiên mình.
• Khởi sự làm nhiều thứ những không hoàn thành việc nào cả.
• Phản ứng rất nhanh mà không suy nghĩ đến hậu quả.
• Rất dễ cáu giận.
• Hay táy máy và không thể ngồi yên.
• Đi, chạy hay leo trèo xung quanh trong khi người khác ngồi yên.
• Dễ chán.
CÓ 03 DẠNG ADHD:
• ADHD KẾT HỢP
Con bạn có tất cả triệu chứng chính: dễ bị phân tâm, kém kiểm soát xung động bản thân, và tăng hoạt động.
• CHỦ YẾU KHÔNG CHÚ Ý
Con bạn có vấn đề về tập trung và chú ý. Dạng ADD này thường bị bỏ sót bởi vì có rất ít sự tăng hoạt động hay sự hấp tấp. Dạng này đặc biệt hay gặp ở nữ.
• CHỦ YẾU TĂNG ĐỘNG
Kém tự kiểm soát bản thân.
BÁC SĨ SẼ CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và sẽ quan sát hành vi của con bạn để xem có các triệu chứng của ADHD hay không. Có thể hỏi cha mẹ hay thầy cô giáo về các triệu chứng của ADHD. Con bạn có thể cần gặp bác sĩ tâm lý để trắc nghiệm về sự chú ý và tự chủ. Không co xét nghiệm hữu ích nào để chẩn đoán ADHD cả.
Để chẩn đoán ADHD, cần phải hiểu rõ rằng triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống hàng ngày.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ADHD
HỌC KỸ NĂNG KIỂM SOÁT
Trẻ bị ADHD nên hc5 cách kiểm soát những tình huống kích thích mạnh làm trẻ phân tán tư tưởng và làm kích thích trẻ quá mức. Chúng phải học cách học tập trong môi trường yên lặng và phải nghỉ giải lao thường xuyên. Ở trong lớp, tốt nhất cho trẻ ngồi bàn riêng hơn là ngồi chung với trẻ khác. Chúng có thể thấy rằng môi trường có nhạc hòa tấu nhẹ có thể hữu ích đối với chúng. Trẻ bị ADHD cần những công việc hàng ngày thường quy và được sắp xếp chuẩn bị nhiều hơn bất kỳ người nào khác.
RÈN LUYỆN HÀNH VI
Những chương trình rèn luyện hành vi có thể giúp cho con bạn có được sức chú ý lâu hơn và có thể ngồi yên. Một dạng của rèn luyện hành vi là phản hồi sinh học điện não. Trong loại điều trị này, con bạn học cách duy trì các sóng điện não liên quan đến sự chú ý và bình tĩnh. Loại điều trị này thường gồm khoảng 15 – 30 buổi. Sự thay đổi hành vi có thể không kéo dài khi ra khỏi môi trường huấn luyện.
SỬ DỤNG THUỐC
Từ những năm 20, các loại thuốc như mehtylphenidate (Ritalin) và dextroamphetamine (Dexedrine) đã được sử dụng. Chúng là những chất kích thích, và dường như kích thích sự tự chủ ở não. Loại thuốc thường dùng khác là dextroamphetamine/amphetamine (Adderall). Những thuốc này không làm bạn chậm lại, mà làm tăng khả năng tự điều hòa của bạn. Khoảng 70% trẻ bị ADHD có cải thiện đối với những thuốc này. Những tác dụng phụ thường gặp nhất là ăn không ngon và khó ngủ. Liều dùng của con bạn có thể được giảm từ từ để làm giảm tác dụng phụ. Đôi khi, những thuốc này chỉ cần dùng vào ngày đi học thôi. Khi những thuốc này không hiệu nghiệm, sẽ có một số loại thuốc khác có thể giúp trị ADHD.
Có một số tuyên bố rằng một số loại thức ăn và chất bổ sung có thể có ích trong ADHD. Giới hạn ăn ngọt, các chất phụ gia thức ăn, vav1 chất tạo màu thức ăn thì không hiệu quả trong điều trị ADHD. Chất bổ sung có acid béo omega và một số vitamine và khoáng chất có thể giúp cải thiện triệu chứng ADHD.
ẢNH HƯỞNG BỆNH KÉO DÀI BAO LÂU?
Khoảng một nửa số người bị ADHD sẽ “khỏi bệnh” trước những năm 20 tuổi. Nửa kia cho thấy ít thay đổi hoặc thay đổi rất ít triệu chứng khi trưởng thành. Cải thiện triệu chứng nhiều nhất khi chuyển từ trẻ con sang người lớn là trở nên kiên nhẫn hơn và có thể ngồi yên được.
TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON?
Có nhiều cách để kiểm soát ADHD:
• Khi con bạn cần đọc hay tập trung, hãy để bé không bị ảnh hưởng của tiếng động của tivi, radio hay những người khác nói chuyện.
• Khi con bạn cần tập trung, hãy thử vặn nhạc nhè nhẹ, ví dụ như nhạc hòa tấu.
• Khuyến khích con bạn thực hiện các nhiệm vụ trong những khoảng thời gian ngắn và nghỉ giải lao giữa những lúc làm.
• Giúp con bạn theo chương trình thời khóa biểu được thiết kế cẩn thận mỗi ngày.
• Nếu con bạn thấy khó đi ngủ, hãy thử lên lịch một khoảng thời gian yên lặng trước khi ngủ và vặn nhạc nhè nhẹ khi đi ngủ.
• Khuyến khích con bạn tập thể dục đều đặn.
• Hãy giúp con bạn ngủ đầy đủ.
• Hãy giúp con bạn ăn chế độ ăn khỏe mạnh.
• Hạn chế cà phê.
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)