Chia sẻ
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

Trẻ nên đi cầu bao nhiêu lần? – Nó tùy thuộc vào tuổi của trẻ:
Trong tuần tuổi đầu tiên, hầu hết trẻ đi cầu ≥ 4 lần/ngày, phân mềm/lỏng
Trong 3 tháng đầu đời, một số trẻ đai cầu ≥ 2 lần/ngày, một số khác chỉ 1 lần/tuần
Từ 2 tuổi, hầu hết trẻ di cầu 1 lần/ngày, phân mềm đóng khuôn
Lưu ý: mỗi trẻ mỗi khác, có trẻ đi cầu sau mỗi bữa ăn, có trẻ khác đi cầu cách ngày
Làm sao nhận biết trẻ bị táo bón? – Táo bón là tình trạng mà trẻ:
Đi cầu ít hơn bình thường (≤ 2 lần/tuần)
Phân cứng, to và rất khó đi cầu
Đau khi đi cầu ( cong lưng rặn và khóc)
Không chịu vào toilet, nhảy nhảy hay đi trốn khi mắc cầu ( thường xảy ra ở những trẻ đang tập đi pô hay bắt đầu đi nhà trẻ)
Đi cầu lắt nhắt vào quần lót hay tã ( nếu trẻ đang tập thói quen đi cầu)
Nguyên nhân táo bón ở trẻ có thể do:
Ăn không đủ chất xơ
Uống nhiều sữa hay ăn quá nhiều sản phẩm sữa
Uống không đủ nước
Bị ám ảnh bởi đau hậu môn khi đi cầu/ trầy xướt hậu môn
Kém vận động
Chăm sóc trẻ bị táo bón?
Cho trẻ ăn thêm trái cây/uống nước trái cây (táo, lê, cam,.. 2-3 lần/ngày), kết hợp các loại thức ăn nhiều chất xơ ( rau củ, ngũ cốc, chuối,..)
Giới hạn sữa và các sản phẩm sữa ( kem, yaourt, phô mai,..) còn 3 lần/ngày với trẻ >1 tuổi
Uống thêm nước/ các loại nước không phải sữa
Tập cho trẻ thói quen đi cầu: ngồi toilet khỏng 5-10 phút 1-2 lần/ngày sau bữa ăn( mặc dù bé có thể không đi cầu). Tạm ngưng tập đi cầu trong thời gian 2-3 tháng nếu bé bị táo bón trong giai đoạn này.
Giúp trẻ giảm đau hậu môn:
- Cho trẻ ngồi trong thau nước ấm giúp giãn cơ hậu môn
- Glycerin bơm hậu môn có thể giúp trẻ dễ đi cầu hơn
Khi nào nên cho trẻ đi gặp BS?
Trẻ dưới 4 tháng tuổi
Thường xuyên bị táo bón
Đi cầu có máu hay máu dính vào tã/quần lót
Rất đau bụng/hậu môn, muốn đi cầu nhưng không đi được
Đã thực hiện tất cả các bước trên trong vòng 24h nhưng trẻ vẫn không đi cầu được