Chia sẻ
TẮC RUỘT PHÂN SU
By Victoria Healthcare 01 Tháng 9 2020
Tắc ruột phân su là sự tắc nghẽn ở đoạn cuối của hồi tràng do khối phân su; bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bị bệnh xơ nang. Tắc ruột phân su chiếm tới 33% tắc ruột non ở trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng bao gồm nôn đôi khi có dịch mật, chướng bụng, và chậm đi ngoài phân su trong 2 ngày đầu. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và chụp X quang. Điều trị là thụt với bơm chất cản quang vào đại tràng dưới màn huỳnh quang tăng sáng và nếu thất bại thì phẫu thuật.
Tắc ruột phân su thường là biểu hiện sớm của bệnh xơ nang là bệnh làm cho dạ dày ruột tăng tiết các chất nhầy, dính đến niêm mạc ruột. Khoảng 10- 20% trường hợp tắc ruột phân su là biểu hiện lâm sàng của bệnh xơ nang. Trẻ nhũ nhi có tắc ruột phân su thì 80-90% trường hợp bị bệnh xơ nang.
Sự tắc nghẽn xảy ra ở đoạn cuối ruột non (không giống như tắc đại tràng trong hội chứng nút phân su) và có thể được chẩn đoán bằng siêu âm trước sinh. Ở đoạn xa chỗ tắc, đại tràng hẹp và rỗng hoặc chứa một lượng nhỏ các cục phân cứng. Dấu hiệu đại tràng nhỏ (ruột rỗng và hẹp) là thứ phát.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TẮC RUỘT PHÂN SU
- Khoảng 50% trường hợp là biến chứng của ruột quay dở dang, thiểu sản hoặc thủng ruột.
- Các đoạn ruột non giãn có thể xoắn trong thời kỳ bào thai Nếu ruột không được cấp máu và bị nhồi máu, có thể dẫn đến viêm phúc mạc phân su.
- Đoạn ruột bị nhồi máu có thể được tái cấp máu, dẫn đến hậu quả là một hoặc nhiều đoạn ruột bị teo.
- Trẻ sơ sinh bị tắc ruột phân su cũng có nguy cơ phát triển bệnh vàng da ứ mật.
TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
- Trẻ không đi ngoài phân su trong 12-24 giờ đầu sau khi sinh
- Trẻ có biểu hiện tắc ruột: nôn, có thể nôn ra mật và chướng bụng.
- Đôi khi có thể sờ được đoạn ruột non bị giãn và có thể cảm thấy tính chất mềm mại của nó.
- Trẻ có thể bị viêm phúc mạc kèm suy hô hấp và chướng bụng nếu bị thủng ruột.
CHẨN ĐOÁN
- Chụp X-quang ổ bụng
- Nếu nghi ngờ tắc ruột thì cần xét nghiệm kiểm tra bệnh xơ nang
- Siêu âm trước sinh có thể phát hiện thấy sự thay đổi trong tử cung gợi ý bệnh xơ nang và tắc ruột phân su (ví dụ như ruột giãn, đa ối), nhưng những thay đổi này không đặc hiệu.
- Nghi ngờ tắc ruột phân su ở trẻ sơ sinh với triệu chứng tắc ruột, đặc biệt ở trẻ có tiền sử gia đình bị bệnh xơ nang. Trẻ nên được chụp X quang bụng có hình ảnh các quai ruột giãn; tuy nhiên, có thể không có mức nước hơi. Có thể có hình ảnh "bong bóng xà phòng" hoặc "miệng cốc" trên phim chụp X quang.
Nếu có viêm phúc mạc, phân su bị vôi hóa có thể gặp ở trên bề mặt phúc mạc, thậm chí cả bìu. Ở hồi tràng, có thể có hình ảnh hẹp ruột trên phim chụp.
Trẻ được chẩn đoán tắc ruột phân su nên xét nghiệm kiểm tra bệnh xơ nang.
ĐIỀU TRỊ
- Chụp Xquang bụng có thuốc cản quang
- Đôi khi cần phẫu thuật
- Tắc ruột mà không có biến chứng (ví dụ, không có thủng, xoắn hay hẹp) có thể điều trị bằng thụt ít nhất 1 lần dung dịch chứa chất cản quang pha loãng với N-acetylcystein dưới màn huỳnh quang tăng sáng; những chất cản quang ưu trương có thể gây mất nước đòi hỏi phải bù nước bằng đường tĩnh mạch.
- Nếu thụt không hiệu quả điêu trị, thì cần phải điều trị phẫu thuật.
(Nguồn: theo William J. Cochran , MD, Geisinger Clinic)
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)