Chia sẻ

NHIỄM H.PYLORI

By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

NHIỄM H.PYLORI

CÂU TRẢ LỜI: H.Pylori ăn mất bao tử của bạn luôn rồi! 

Nhiễm H.Pylori là sao?

– Bị nhiễm H.Pylori xảy ra khi có 1 vi khuẩn gọi là H.Pylori gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Nhiều người bị nhiễm H.Pylori. 80% trường hợp H.pylori không gây ra bất cứ tổn hại sức khỏe hay triệu chứng nào cả. Nhưng đối với vài người, H.pylori ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Những vấn đề về sức khỏe này có thể bao gồm:

  • Những vết viêm lở trong dạ dày hoặc tá tràng hay thường gọi là loét trên bề mặt dạ dày tá tràng, hoặc ở trên niêm mạc dạ dày hay tá tràng – tá tràng là phần đầu của ruột non (hình 1).
  • Ung thư dạ dày

Cơ quan nội tạng trong ổ bụng:

Những triệu chứng này đôi khi có thể gây ra đau hoặc khó chịu ở phần bụng trên, buồn nôn hoặc nôn. Đôi khi có cả máu khi nôn.

Bác sĩ cũng chưa lý giải được vì sao cùng bị nhiễm H.Pylori nhưng có người thì có vấn đề về sức khỏe có người thì không.

Những triệu chứng bị nhiễm H.pylori là gì? 

– Khi nhiễm H.Pylori gây ra tình trạng loét, thì người bệnhsẽ thấy rất khó chịu. Những triệu chứng thường gặp của loét có thể bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu phần bụng trên
  • Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn dù ăn ít
  • Không cảm thấy đói
  • Buồn nôn hoặc nôn, đôi khi có lẫn máu khi nôn.
  • Đi tiêu ra phân đen hoặc tối màu
  • Cảm thấy mệt thường xuyên

Không phải tất cả trường hợp bị loét bao tử là do bị nhiễm H.pylori. Ví dụ như người ta có thể bị loét dạ dày do dùng một số loại thuốc giảm đau nào đó. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng nêu trên, hãy cho Nhân viên y tế của bạn biết nhé.

Có xét nghiệm nào đối với việc bị nhiễm H.pylori hay không?  -- Có. Bác sĩ có thể chỉ làm các xét nghiệm để chẩn đoán sự nhiễm vi khuẩn H.pylori. Những xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm hơi thở – Sau khi uống một viên thuốc có chứa một chất đặc biệt, xét nghiệm này sẽ đo những chất kiểm tra được qua hơi thở của người làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm phân
  • Làm sinh thiết – Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nội soi bao tử thông qua đường họng và lấy 1 mẫu mô ở niêm mạc dạ dày. Sau đó mẫu mô này sẽ được so qua kính hiểm vi để kiểm tra. Quá trình nội soi cho bác sĩ xem được bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi có thể phối hợp quá trình gây mê hoặc gây tê để không gây đau đớn.

Có cần thiết để kiểm tra xem mình có bị nhiễm H.pylori hay không? — Bạn nên đi kiểm tra sự nhiễm vi khuẩn H.pylori nếu bạn có những triệu chứng được nêu bên trên, đặc biệt là khi bạn đã dùng thuốc có thành phần chống viêm không sử dụng steroid - nonsteroidal anti-infammatory drugs (NSAIDs), như là ibuprofen hoặc meloxicam.. 

Nhiễm H.pylori được điều trị như thế nào?

— Nhiễm H. pylori được điều trị bằng cách dùng thuốc. Đa số bệnh nhân chỉ cần uống từ 3 loại thuốc hoặc nhiều hơn trong 2 tuần. Thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm lượng acid trong dạ dày – Điều này có thể chữa sự nhiễm khuẩn và giúp chữa vết loét nhanh hơn.
  • Các loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Những người được chẩn đoán bị nhiễm H.pylori nên được chữa trị, bởi vì việc điều trị có thể:

  • Chữa lành vết loét
  • Ngăn bị loét lại
  • Giảm nguy cơ bị loét nặng hoặc dẫn đến ung thư

Nghe theo hướng dẫn và uống thuốc theo bác sĩ rất là quan trọng. Hãy để bác sĩ hoặc y tá biết nếu bạn bị phản ứng phụ hoặc có vấn đề với thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị.

Điều gì xảy ra sau điều trị nhiễm H.Pylori? 

— Sau khi điều trị, đa số bệnh nhân đều có những xét nghiệm khi tái khám để kiểm tra xem H.pylori còn hay hết. Các xét nghiệm này có thể gồm:

  • Kiểm tra hơi thở
  • Xét nghiệm phân
  • Kết hợp nội soi tiêu hóa trên và sinh thiết

Đa phần, nhiễm H.pylori có thể được chữa khỏi bằng những cách thức điều trị đã được nêu bên trên. Nhưng cũng có trường hợp nhiễm H.pylori không thể điều trị được. Những người vẫn còn nhiễm H.pylori sau khi điều trị có thể cần được kiểm tra kỹ hơn, hoặc cần phẫu thuật hoặc có khi chỉ cần uống thêm vài liều thuốc.

Nguồn: UpToDate