Chia sẻ

LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ

By Victoria Healthcare 03 Tháng 9 2020

LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ
Loãng xương là một bệnh làm cho xương mỏng và yếu, dẫn đến tình trạng xương dễ bị gãy . Bệnh lõang xương thường ảnh hưởng đến xương hông, cột sống hoặc cổ tay.
Ở những người trưởng thành khỏe mạnh, xương tiếp tục phát triển và đạt đến độ mạnh nhất vào tuổi từ 20 đến 35. Sau đó, xương sẽ từ từ yếu đi khi bạn càng ngày càng lớn tuổi.
Nguy cơ loãng xương tăng lên cùng với tuổi tác. Loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, trong độ tuổi từ 45 đến 55. Phụ nữ có khối lượng xương thấp hơn nam giới và mất lượng xương sớm và nhanh hơn nam giới. Sau tuổi mãn kinh, lượng hocmon estrogen được sản xuất ít đi. Estrogen giúp cho xương của phụ nữ khỏe mạnh. Ví dụ như nó giúp tích tụ canxi ở trong xương. Nồng độ estrogen thấp gây nên tình trạng yếu xương.
Loãng xương thường gặp ở phụ nữ da trắng và Châu Á, đặc biệt là những phụ nữ mảnh mai, nhưng nó cũng có thể gặp ở phụ nữ của bất kỳ chủng tộc nào. Bạn cũng có thể có nguy cơ cao nếu bạn ở trong gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương.
Cùng với tuổi tác, một số nguyên nhân khác gây lõang xương là:
o Hút thuốc
o Uống rượu hơn 1 ly /ngày
o Chế độ ăn ít canxi
o Tập không đủ các động tác thể dục tăng lực như: đi bộ, khiêu vũ hoặc cử tạ
o Phẫu thuật cắt buồng trứng, do đó làm giảm lượng estrogen
o Dùng một số thuốc trong thời gian dài, như thuốc kháng viêm để điều trị suyễn hoặc thấp khớp, thuốc trị bướu cổ, chống co giật , thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng acid có chứa aluminum
o Những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến thận, phổi, dạ dày, ruột hoặc làm thay đổi lượng hocmon ( ví dụ như bệnh tiểu đường, bướu cổ hoặc suy tim…)
o Thể dục quá mức (như chạy marathon ), làm giảm lượng estrogen trong máu
o Nằm một thời gian quá dài trong suốt thời gian bệnh nặng, nó sẽ làm đẩy nhanh quá trình mất canxi từ xương.
o Ăn kiêng quá mức hoặc quá nhiều, làm giảm lượng estrogen trong máu.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Bạn có thể không có triệu chứng gì cho đến khi xương bị gãy . Gãy xương là tai biến thường gặp nhất đối với người bị lõang xương. Thường gãy ở xương hông, cánh tay hoặc cổ tay.
Cột sống là vùng xương dễ bị loãng. Thông thường, với thời gian , các đốt sống bị sụm xuống đè lên nhau, đến một lúc nào đó, nó sẽ làm giảm chiều cao, đau lưng và bị còng lưng.
CHẨN ĐOÁN PHÁT HIỆN LOÃNG XƯƠNG
Bác sỹ có thể tình cờ phát hiện ra bạn bị loãng xương khi chụp X Quang do những bệnh khác.
Mặt khác, chẩn đoán cũng có thể được xác định bằng cách xem lại bệnh sử và dưạ trên những triệu chứng thăm khám thể trạng, x- quang và xét nghiệm.
Bạn cũng có thể được đo loãng xương bằng kỹ thuật DEXA scan.
ĐIỀU TRỊ
Không thể điều trị hết loãng xương, nhưng có thể giúp làm giảm quá trình mất xương và tái tạo lại một số xương.
Điều trị bao gồm tăng lượng canxi đưa vào cơ thể, thường qua thức ăn và thuốc bổ sung. Hầu hết những phụ nữ ở tuổi trưởng thành cần khỏang 1000mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ trên 50 cần 1200mg mỗi ngày.
Những động tác thể dục tăng lực như đi bộ hoặc leo cầu thang cũng có thể giúp cho xương khỏe mạnh.Tập những họat động thể lực đó mỗi ngày có thệ giúp ngưng nguy cơ yếu xương trong tương lai.
Một số lọai thuốc giúp giảm sự mất xương và giảm nguy cơ gãy xương, bao gồm:
• Bisphosphonates như là risedronate ( Actonel ) và alendronate ( Fosamax )
• Hócmôn Calcitonin- salmon( dạng xịt mũi )
• Selective estrogen receptor modulators ( SERMs ) như là raloxifene ( Evista) và tamoxifen ( Nolvadex ).
Những lọai thuốc này sẽ được bác sỹ kê toa cho bạn nếu qua kết quả đo thấy bạn bị loãng xương mặc dù bạn đã tập thể dục đầy đủ, nhận một lượng canxi đầy đủ và không hút thuốc. Bác sỹ cụng có thể kê toa cho bạn nếu bạn đã bị gãy xương do lõang xương gây ra.
Bác sỹ cũng có thể đề nghị bạn dung hocmôn estrogen thay thế khi cơ thể bạn không còn sản xuất được. Phương pháp trị liệu này gọi là estrogen trị liệu hoặc hocmôn trị liệu. Bạn và bác sỹ của bạn nên thảo luận về lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng hocmôn trị liệu cho bạn. Nên xem xét cả những yếu tố như tuổi tác, dòng giống, tiền sử gia đình, tiền sử sức khỏe bản thân. Hocmôn trị liệu giúp ngăn ngừa loãng xương ( sự giảm mật độ xương). Tuy nhiên, hocmôn trị liệu làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và bệnh đông máu
Nếu bạn quyết định bắt đầu sử dụng estrogen, bạn có thể dung nó dưới dạng viên uống, miếng dán trên da, vòng đặt vào trong âm đạo, dạng kem bôi vào âm đạo hoặc dưới dạng đạn bắn vào dưới da. Nếu bạn còn tử cung và muốn sử dụng estrogen, bạn cần phải dung progesterone chung với estrogen vì khi bạn dung estrogen một mình thì có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tử cung. Nếu như bạn đã cắt tử cung thì bạn có thể chỉ sử dụng estrogen.
Hãy hỏi bác sỹ về tác dụng phụ hoặc những chú ý đặc biệt bạn cần phải biết khi điều trị bằng hocmon. Đảm bảo rằng bác sỹ biết về bất cứ lọai thuốc nào bạn đang sử dụng.
Ảnh hưởng của bệnh kéo dài bao lâu?
Nguy cơ gãy xương do loãng xương tăng theo tuổi tác. Khi bước vào tuổi mãn kinh, hầu hết phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da trắng và Châu Á, cần phải chú ý đến sự nghỉ ngơi, thư giãn trong cuộc sống để ngăn ngừa sự lõang xương.
TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN ĐỂ PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG
• Hãy làm theo toa chỉ dẫn, điều trị của bác sỹ.
• Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị loãng xương , phải chắc chắn là đã dùng đúng chỉ dẫn. Ví dụ như thuốc alendronate phải được uống với một ly nước đầy vào sáng sớm lúc bụng đói. Bạn phải giữ tư thế đứng ít nhất nửa giờ sau khi uống.
• Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt như là sữa không chất béo và các sản phẩm từ sữa, hoa quả còn tươi, trái cây cam quit, cá mòi , nghêu, sò.
• Uống canxi bổ sung hàng ngày nếu bác sỹ đề nghị. Bạn cũng cần từ 400 đến 1000 UI vitamin D mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn có thể nhận được vitamin D qua uống sữa, thuốc bổ sung hoặc phơi nắng sáng mặt trời
• Tập những hoạt động tăng thể lực như đi bộ thường xuyên. Cũng như phải tập thể dục phần trên của cơ thể . Những động tác thể dục tăng lực giúp ngăn ngừa sư loãng xương và làm cho cơ khỏe mạnh, do đó có thể ngăn ngừa bị té ngã.
• Ngưng hút thuốc. Những người hút thuốc có thể giảm sự hấp thu canxi từ chế độ ăn.
• Không uống nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày
• Hãy nói với bác sỹ về việc bạn đang sử dụng hocmon trị liệu hoặc những loại thuốc khác khi bạn bước vào tuổi mãn kinh.
Nếu bạn bị loãng xương, bạn có thể giảm nguy cơ của chấn thương và gãy xương bằng cách:
• Tránh nâng những vật nặng.
• Tránh những họat động thể lực không thường xuyên và mạnh mẽ. Thiết lập những họat động vừa phải, từ từ.
• Mang giày có sự nâng đỡ tốt (như giày để đi bộ hoặc chạy bộ)
• Dùng vật chống đỡ như là gậy khi đi , nếu cần thiết.
• Đảm bảo cho khu vực đi bộ đầy đủ ánh sáng và không bị tắc nghẽn. Nếu bạn đi ra ngòai, tránh những con đường có nhiều đá, sỏi hoặc ghồ ghề vì có thể làm bạn bị té ngã.
• Tránh vứt thảm bừa bãi trên sàn nhà.
• Cẩn thận khi đi ra ngòai khi đường phố và hai bên đường đóng băng.
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)