Chia sẻ

KHI NÀO NÊN CHO BÉ ĐI KHÁM TỔNG QUÁT?

By Victoria Healthcare 11 Tháng 9 2019

KHI NÀO NÊN CHO BÉ ĐI KHÁM TỔNG QUÁT?

-Giai đoạn 2 năm đầu đời (từ 2 tuần -18 tháng)

-Giai đoạn sau 2 tuổi (từ 2 - 12 tuổi)

-Sau 12 tuổi, bé có thể khám tổng quát và làm một số xét nghiệm tầm soát cơ bản như: 

  • Công thức máu
  • Kiểm tra đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm mỡ trong máu ( Cholesterol total, HDL, LDL, triglyceride)
  • Kiểm tra chức năng thận
  • Kiểm tra chức năng gan
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Chụp X-quang phổi
    (Gói khám tổng quát tiêu chuẩn của Victoria Healthcare)

LỊCH KHÁM ĐỊNH KỲ Ở TRẺ

Lịch đi khám định kỳ ở trẻ em tùy thuộc vào lứa tuổi. Thông thường, bé sẽ được khám lại sớm ngay sau sinh (thường lúc 2 tuần tuổi)
Những lần khám định kỳ sau đó vào lúc bé 2, 4, 6, 9, 12, 15 và 18 tháng. 
Từ 2 tuổi trở đi, bé khám định kỳ mỗi năm 1 lần.

BÉ ĐƯỢC KIỂM TRA NHỮNG GÌ?

Trong những lần khám định kỳ đó, bé sẽ được:

  • Kiểm tra về sức khỏe tổng quát, khảo sát bệnh sử 
  • Đánh giá tăng trưởng (về cân nặng, chiều cao, vòng đầu), các mốc phát triển về thần kinh vận động và 
  • Được chích ngừa theo lịch. 
  • Khi bé lớn hơn 2 tuổi (thông thường 2-12 tuổi) bé sẽ được theo dõi tiếp về tăng trường, phát triển trí não cũng như theo dõi và chích nhắc chủng ngừa mũi chích ngừa, tránh nguy cơ mắc những bệnh có thể phòng ngừa được nhờ chích ngừa.

KHÁM ĐỊNH KỲ CHO BÉ CÓ LỢI ÍCH GÌ?

  •  PHÒNG NGỪA: Việc chích ngừa đầy đủ sẽ giúp phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hãy luôn nhớ mang theo sổ chích ngừa khi đưa bé đi khám định kỳ. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể thảo luận với bác sĩ về những vấn đề về dinh dưỡng hay an toàn của bé.
  •  THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN (TRÍ NÃO): Việc theo dõi tăng trường định kỳ sẽ giúp phát hiện nguy cơ thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng. Cha mẹ bé cũng có thể thảo luận về việc phát triển trí não, học hỏi hay các hành vi xã hội của bé.
  •  THẢO LUẬN MỐI LO NGẠI HAY THẮC MẮC CỦA CHA MẸ. Khi đi khám định kỳ, cha mẹ cần chuẩn bị vài câu hỏi cần thảo luận với bác sĩ nhi của bé, ví dụ như về hành vi, giấc ngủ, ăn uống khỏe mạnh, cách xử lý một số triệu chứng thông thường hay cách chăm sóc một số bệnh thường gặp của bé.
  •  TẠO MỐI QUAN HỆ VỮNG CHẮC VỚI BÁC SỊ NHI CỦA BÉ: Việc tạo nên mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy giữa bác sĩ nhi và gia đình bé sẽ giúp cho việc phát triển tối ưu về sức khỏe, thể chất và xã hội.
  • KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ Ở TRẺ EM KHÔNG GIỐNG NHƯ KHÁM TỔNG QUÁT Ở NGƯỜI LỚN. 

Ở NGƯỜI LỚN thường làm một số xét nghiệm máu và chụp phim X quang hay siêu âm


Ở TRẺ EM (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi) thường không được khuyến cáo làm những xét nghiệm đó, trừ khi bác sĩ thấy bé có những nguy cơ bị những bất thường gì đó thì mới chỉ định xét nghiệm phù hợp.