Chia sẻ

TRẺ NGỦ NGÁY KÈM THEO DẤU HIỆU NÀO THÌ CẦN ĐI KHÁM?

By Victoria Healthcare 14 Tháng 6 2024

TRẺ NGỦ NGÁY KÈM THEO DẤU HIỆU NÀO THÌ CẦN ĐI KHÁM?

Mặc dù tình trạng ngủ ngáy thường phổ biến ở người lớn tuổi nhưng cũng xảy ra nhiều ở trẻ em. Ngủ ngáy có nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân gây ra ngáy đến rồi đi, và một số nguyên nhân khác có thể kéo dài.

Ngáy nhẹ ở trẻ em là điều bình thường, nhưng tần suất, mức độ nghiêm trọng và tác động của chứng ngáy ở trẻ em có thể khác nhau.

Ngủ ngáy kèm rối loạn hô hấp khi ngủ ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và có thể gây hậu quả không tốt cho sức khỏe, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Ba mẹ, hoặc những người chăm sóc trẻ nếu lo lắng về tình trạng ngáy của con mình nên đưa bé thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và theo dõi các dấu hiệu của tình trạng hô hấp.

CÓ PHẢI TẤT CẢ NGỦ NGÁY Ở TRẺ EM ĐỀU GIỐNG NHAU?

Không phải tất cả chứng ngáy ở trẻ em đều giống nhau. Tần suất, mức độ nghiêm trọng và tác động của chứng ngáy ở trẻ em có thể khác nhau đáng kể. Hầu hết, ngáy nhẹ tồn tại trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sức khỏe tổng thể của bé. Khi ngáy trở nên thường xuyên hơn và làm gián đoạn giấc ngủ, điều đó có thể cho thấy sự hiện diện của chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NGỦ NGÁY Ở TRẺ?

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ngáy ở trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh bao gồm sưng amidan và vòm họng, tắc nghẽn, giải phẫu và chất lượng không khí.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra ngủ ngáy được kể đến như là trẻ béo phì, dị ứng, hen phế quản, bất thường cấu trúc mũi họng như vẹo vách ngăn, môi trường có khói thuốc lá…

TRẺ NGỦ NGÁY KÈM THEO DẤU HIỆU NÀO THÌ BA MẸ CẦN CHO BÉ ĐI KHÁM?

Mặc dù một số trường hợp ngáy có thể là bình thường nhưng nếu trẻ có kèm các dấu hiệu khác dưới đây cho thấy khả năng trẻ có thể bị rối loạn nhịp thở khi ngủ (hay rối loạn giấc ngủ):

  • Ngáy ba đêm mỗi tuần hoặc hơn
  • Thở hổn hển hoặc khó thở khi ngủ
  • Đái dầm
  • Da xanh
  • Đau đầu buổi sáng
  • Ngủ ngày
  • Khó tập trung 
  • Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Cân nặng dưới mức trung bình
  • Béo phì

Thông tin được tham vấn bởi BS Lê Hồ Xuân Duy, chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng, hệ thống phòng khám đa khoa Victoria Healthcare