Chia sẻ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ & PHÒNG NGỪA SẸO MỤN
By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

Nếu da bạn nổi mụn và xuất hiện sẹo mụn, có vô vàn cách điều trị giúp làm giảm tình trạng san thương này. Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn chọn phương pháp trị liệu phù hợp với tình trạng hiện tại.
Bác sĩ sẽ khám và tư vấn phương pháp trị liệu thích hợp. Lời khuyên của bác sĩ tùy thuộc vào dạng tổn thương da và mức độ trầm trọng của nó.
3 loại sẹo mụn gây san thương đáng kể bao gồm:
- Ice pick-Sẹo đáy nhọn: Vết sẹo sâu và nhỏ
- Boxcar-Sẹo chân hố vuông : Sẹo có góc cạnh, có thể nông hoặc sâu
- Rolling-Sẹo lõm chân tròn: Có thể tạo vết lõm rộng và nông do lớp da bên dưới bị tổn thương.
Trị mụn bằng cách nào?
Bạn cần kết hợp nhiều phương pháp trị liệu để da mặt mịn màng hơn. Đa phần, các phương pháp này được thực hiện ngay tại phòng khám và điều trị theo dạng ngoại trú. Phương pháp tái tạo bề mặt da. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ lớp da bị tổn thương để xuất hiện lớp da mới. Bác sĩ sẽ liệt kê 3 phương pháp điều trị chính:
- Laser-Can thiệp bằng tia laser. Tia laser tạo bề mặt da đồng đều hơn.
- Dermabrasion-Công nghệ mài da. Công nghệ này dùng 1 bánh lăn có bề mặt nhám xoay liên tục để loại bỏ da bị hư tổn.
- Chemical peel-Thay da sinh học. Phương pháp này sử dụng 1 loại axít đặc biệt để loại bỏ lớp ngoài của da. Sẹo lõm sâu có thể được điều trị theo phương pháp trị liệu này.
Da mới sẽ bắt đầu hình thành trong vòng 7-10 ngày sau liệu pháp tái tạo bề mặt da. Chỗ trị liệu có thể ửng đỏ trong vài tuần cho đến vài tháng.
Fillers. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm vào vùng thương tổn loại filler (có chứa chất collagen hoặc chất béo)giúp nâng lớp da bên dưới sẹo khiến chúng láng mịn hơn.
Phương pháp lăn kim. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ có gắn nhiều đầu nhỏ lăn trên da. Cách này gây kích thích mô dưới da ở chỗ bị tổn thương phát triển. Tuy nhiên bạn phải kiêng trì vì phương pháp này yêu cầu thực hiện nhiều lần.
Phẫu thuật. Một vaì trường hợp cần phẫu thuật để loại bỏ sẹo mụn nặng và khối u. Bác sĩ sẽ cắt bỏ hoặc làm mềm sẹo. Chỗ can thiệp sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ hoặc ghép da (da này được lấy ở chỗ khác trên cơ thể).
Các mẹo phòng ngừa mụn và sẹo mụn
- Giữ sạch da mặt
Dù bạn có hay không có mụn, rửa mặt 2 lần 1 ngày để loại bỏ tạp chất, tế bào chết của da và lượng dầu ở bề mặt da là rất cần thiết. Rửa mặt thường xuyên hơn 2 lần/ ngày có thể làm hại cho da. Không sử dụng nước nóng để rửa mặt, chỉ nên dùng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ. Bạn cũng không nên dùng xà bông hoạt hóa (loại xà bông có chất khử mùi) có thể làm tổn thương chỗ viêm da và gây ngứa.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng nhiều lực khi lau mặt bằng khăn, găng tay tẩy tế bào chết hoặc dụng cụ chà xát cơ thể, thay vào đó hãy rửa mặt nhẹ nhàng với miếng vải mỏng hoặc dùng tay. Bạn nhớ luôn rửa phần da mặt và làm khô bằng khăn sạch. (Không nên dùng khăn đã giặt trong máy giặt do có khả năng bị nhiễm vi khuẩn khi giặt chung với quần áo). Khi dùng khăn lau mặt, chỉ dùng 1 lần duy nhất.
- Dưỡng ẩm
Có nhiều sản phẩm trị mụn chứa thành phần làm khô da, bạn nên dùng chất dưỡng ẩm để hạn chế da khô và bong tróc. Ưu tiên chọn mỹ phẩm có thông tin “noncomedogenic-không gây bít tắc lỗ chân lông”.Mĩ phẩm dưỡng ẩm được bào chế để dùng riêng cho các loại da như da dầu, da khô hoặc da hỗn hợp.
- Hãy thử dùng mỹ phẩm trị mụn
Các loại mỹ phẩm trị mụn không cần kê toa. Đa số thuốc trị mụn chứa các thành phần như benzoyl peroxide, salicylic acid, glycolic acid hoặc lactic acid giúp kềm hãm vi khuẩn và gây khô da. Các loại mỹ phẩm này có thể gây khô và làm bong tróc da; khi sử dụng bạn chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ, sau đó điều chỉnh lại liều lượng. Lựa chọn khác cho bạn là loại gel OTC có thành phần retinoid mới (Differin 0.1% gel). Cách hoạt động của mĩ phẩm này không cho da hình thành mụn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận nếu da thuộc loại nhạy cảm.
- Hạn chế lớp trang điểm
Nếu không cần thiết, hãy tránh dùng kem nền, phấn. Sau một ngày làm việc hãy rửa sạch phấn trang điểm, nếu có thể hãy chọn mỹ phẩm không dầu, không phẩm màu và hóa chất. Bạn cũng nên chọn mỹ phẩm có thông tin “noncomedogenic-không bít tắc lỗ chân lông” giúp han chế tạo mụn.
- Cẩn trọng với những sản phẩm chăm sóc tóc
Bạn nên tránh để tóc tiếp xúc với hương liệu, dầu, keo vuốt tóc, gel. Nếu các sản phẩm này chạm vào mặt, chúng có thể làm tắc lỗ chân lông và gây kích ứng da. Hãy chọn dầu gội đầu và dầu xả dịu nhẹ. Tóc nhờn có thể làm tăng lớp dầu trên da mặt, vì vậy hãy gội đầu thường xuyên, nhất là khi nghỉ ngơi. Nếu nuôi tóc dài, hãy tránh để tóc tiếp xúc lên mặt.
- Không chạm tay lên mặt.
Bạn nên tránh để tay chạm vào mặt hoặc chống tay lên má, lên cằm nếu không muốn phát tán vi khuẩn và làm kích ứng trên mặt.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tia cực tiếp từ mặt trời có thể làm tăng độ viêm nhiễm và ửng đỏ, còn có thể gây tăng sắc tố sau viêm (sạm da). Một vài thuốc trị mụn có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bạn nên hạn chế thời gian tiếp xúc mặt trời, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, mặc áo dài tay, quần dài và nón rộng vành khi ra đường.
Trước khi ra ngoài 20 phút,hãy thoa kem chống nắng phổ rộng có 6% kẽm ô-xít hoặc hơn, chỉ số SPF 30 trở lên. Bạn cũng nên chọn loại kem chống nắng có “noncomedogenic-không làm bít tắc lỗ chân lông” trên nhãn để hạn chế hình thành mụn. Đọc kĩ thành phần hóa chất trên nhãn sản phẩm để biết là da tiếp xúc với thành phần nào.
- Chăm sóc da
Đa số chuyên gia đều đồng ý 1 số loại thực phẩm nhất định như sô-cô-la không phải tác nhân gây mụn. Tuy nhiên, lời khuyên tránh dùng thức ăn dầu mỡ (thức ăn nhanh), và tăng cường dùng trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt cho khẩu phần là hợp lí. Sữa và thực phẩm có lượng đường cao sẽ kích thích mụn trứng cá.
- Tránh căng thẳng
Một vài nghiên cứu liên quan đến sự căng thẳng làm tăng nguy cơ nổi mụn. Hãy tự hỏi điều gì khiến bạn căng thẳng, hãy tìm giải pháp. Nếu chưa rõ, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để tìm thêm biện pháp ngăn ngừa mụn.