Chia sẻ
HIỂU VỀ CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN Ở TRẺ (P.1)
By Victoria Healthcare 25 Tháng 8 2020
SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH
Bạn có thể thấy bé từ 0 – 2 tuần tuổi có những biểu hiện bình thường như sau đây.
CÁC PHẢN XẠ
✅ Các cử động phản xạ: khóc, nắm tay, ngáp, nuốt, bú mút, chớp mắt, ho, hắt hơi, nôn trớ.
✅ Nắm bất cứ thứ gì được đặt vào tay.
✅ Bú mút bất cứ thứ gì đặt vào miệng.
✅ Giật mình khi có tiếng động hay cử động bất thình lình.
CỬ ĐỘNG
✅ Cử động giật, không kiểm soát.
✅ Vẫy tay, đá chân, ngọ ngoạy tay chân.
✅ Không thể xoay mình hay giữ thẳng đầu nếu không có giúp đỡ.
✅ Không thể tự ngồi nếu không được đỡ.
✅ Có thể xoay đầu qua lại khi nằm ngửa.
NGỦ/THỨC
✅ Thường ngủ từ 17 – 20 giờ mỗi ngày.
✅ Khóc nhặng xị khoảng 1 – 4 giờ mỗi ngày.
✅ Tỉnh táo yên lặng khoảng 2 – 3 giờ mỗi ngày.
NHÌN
✅ Không thể nhìn rõ được.
✅ Nhìn thấy tốt nhất trong khoảng 20 – 25 cm.
HÀNH VI VÀ CẢM GIÁC
✅ Có thể mỉm cười tự nhiên và vô cớ.
✅ Phân biệt được một vài mùi.
✅ Bắt đầu biết xoay về nơi phát tiếng động.
✅ Bắt đầu phân biệt được giọng người với các âm thanh khác.
✅ Nhạy cảm hơn với các giọng cao, đặc biệt là giọng của mẹ.
✅ Dễ ru dỗ bằng giọng nhẹ nhàng đều đều.
✅ Khóc nhiều.
✅ Có những âm ê a khi hài lòng.
SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG TỪ 2 TUẦN – 2 THÁNG TUỔI
CỬ ĐỘNG
✅ Các cử động dần trở nên mềm mại và có kiểm soát hơn.
✅ Nâng được cằm lên vài giây khi đặt nằm sấp.
✅ Không thể giữ vững đầu nếu không được đỡ.
✅ Nắm lấy bất cứ thứ gì được đặt vào tay.
NHÌN VÀ NGHE
✅ Có thể dõi mắt theo những vật chuyển động.
✅ Dùng mắt khám phá thế giới xung quanh.
✅ Quay về phía có tiếng động.
HÀNH VI TƯƠNG TÁC
✅ Khóc biểu lộ nhiều ý nghĩa hơn (đói, khó chịu, hưng phấn)
✅ Khóc khi bị bỏ một mình, thường nín khi được ẵm lên.
✅ Có những tiếng ú ớ trong miệng khi hài lòng và thích thú.
✅ Nhìn mặt người khác.
✅ Thích thú khi được ẵm và dỗ.
✅ Có thể mỉm cười khi thấy gương mặt quen hay nghe giọng nói quen, đặc biệt là giọng nói của mẹ.
PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ 4 – 6 THÁNG
CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
✅ Chơi, cử động nhiều.
✅ Với và cầm nắm một số đồ vật.
✅ Lắc vòng lục lạc khi cầm trong tay.
✅ Xăm soi các đồ vật cầm trên tay.
✅ Bỏ tất cả mọi thứ vào miệng.
✅ Chơi với ngón tay và bàn tay một cách thích thú.
✅ Thường ngủ ngon suốt đêm.
✅ Cười rúc rích khi chơi.
NGHE
✅ Xoay đầu một cách có ý thức khi nghe thấy giọng nói.
✅ Mỉm cười và ê a khi được nói chuyện.
KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
✅ Lăn từ bên này sang bên kia.
✅ Nâng được ngực lên khi nằm sấp.
✅ Giữ được đầu khi được giữ ở tư thế ngồi.
✅ Ngồi được lâu hơn khi được đỡ.
✅ Khoái đạp chân.
NHÌN
✅ Nhìn chăm chú.
✅ Thích thú với hình ảnh phản chiếu trong gương.
SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ 9 – 12 THÁNG
CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
• Tiếp tục khoái đập, vung vẩy và ném dồ chơi.
• Chăm chú săm soi các đồ vật và đồ chơi.
• Thu hút vào đồ chơi và các trò chơi.
• Dùng tay khám phá thức ăn.
• Làm quen với các trò chơi.
KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
• Chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế nằm mà không cần giúp đỡ.
• Có thể gắng gượng đứng lên.
• Đứng bám vào đồ vật trong nhà.
• Cố bước một chân ra trước chân kia khi được giữ thẳng đứng.
• Có thể cố bò lên các bậc thang.
• Có thể bắt đầu bước đi với sự giúp đỡ.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
• Bắt chước những âm lên xuống khi nghe người lớn nói chuyện.
• Bắt chước những âm nói chuyện nhưng vẫn chưa hiểu hầu hết những âm này.
• Nhắc đi nhắc lại các âm.
• Có thể nói “ma ma” hay ‘ba ba” một cách thích hợp.
PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ HÀNH VI
• Phản kháng không chịu làm những thứ bé không muốn làm.
• Bắt đầu thử bắt chước một số hành vi của người lớn.
• Khoái khoe cho mọi người trong gia đình.
• Có thể khóc khi cha mẹ ra khỏi phòng.
• Có thể không chịu mặc tã.
SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ 12 – 15 THÁNG
HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
• Thường làm theo những khuôn mẫu hàng ngày.
• Mở ngăn tủ, kéo khăn bàn.
• Thường tò mò xem xét các đồ vật trước khi bỏ vào miệng.
• Thích tự đút ăn.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
• Diễn tả ý nghĩ bằng từ đơn âm (ví dụ “da” có nghĩa là “con muốn cái đó”)
• Có thể hiểu được vài từ đơn giản.
• Nói được vài từ (“ma”, “ba”, “banh”, …)
• Thích nhịp điệu và thơ vần.
PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ HÀNH VI
• Có thể biểu hiện chống đối (có thể không chịu ngủ trưa, không chịu một số thức ăn, đôi lúc cộc cằn cáu bẵn)
• Thích chơi với người hơn là đồ chơi
• Bắt đầu thân với vài người trong gia đình
• Thích làm cha mẹ cười
• Bớt sợ người lạ
• Có thể nhượng bộ khi được yêu cầu
• Biểu hiện tính khôi hài
KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
• Thường bước đi khi được giúp đỡ, có thể tự bước được.
• Bò nhanh
• Đứng một mình.
• Tự ngồi trên sàn nhà
CHĂM SÓC TRẺ 15 THÁNG TUỔI
-------
DINH DƯỠNG
- Cho bé ăn cháo đặc , cơm tán đủ 4 nhóm thức ăn, 3 bữa / ngày
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức giữa các cữ chính.
- Trái cây
Trẻ tuổi này nên được học cách tự đút ăn vì trẻ đã có thể sử dụng các ngón tay để cầm muỗng. Ngoài ra bạn nên cho trẻ uống sữa bằng ly, không nên cho trẻ tiếp tục bú bình vì bình sẽ làm xấu răng trẻ và có thể gây nhiễm trùng tai.
PHÁT TRIỂN
Trẻ tuổi này rất tò mò và luôn muốn trở thành ông chủ. Đây là điều bình thường.. Hãy tạo điều kiện cho trẻ khám phá nhưng luôn đảm bảo an toàn. Ngoài ra trẻ cũng rất thích bắt chước người lớn, do đó trẻ sẽ rất vui nếu được bạn cho phụ quét nhà, lau bụi…
Trẻ cũng bắt đầu biết nổi giận mỗi khi không vừa ý. Nếu bạn cố gắng tranh luận với trẻ hay trừng phạt trẻ sẽ làm cho cơn giận của trẻ kéo dài hơn. Tốt nnhất là bạn đặt trẻ vào một nơi an toàn và phớt lờ trẻ. Bạn phớt lờ bằng cách không nhìn trẻ. không nói chuyện với trẻ hay không nói chuyện với người khác về trẻ khi trẻ có thể nghe thấy bạn đang nói.
Trẻ cũng rất thích được đọc chuyện. Bạn hãy chọn những cuốn sách nhiều hình , nhiều màu sắc và đọc cho trẻ nghe hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ học được nhiều điều rất nhanh. Bên cạnh đó bạn nên giới hạn thời gian coi truyền hình, nên cho trẻ coi mỗi ngày không quá 1 giờ .
CHĂM SÓC RĂNG
Bạn nên chải răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ .Và bạn có thể cho trẻ đi khám răng lần đầu .
GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ
TRÁNH NGHẸT THỞ, NUỐT, SẶC
• Cất xa khỏi tầm với trẻ bao ni lông, những vật cứng nhỏ
• Cho trẻ chơi đồ chơi không dễ bể và không sắc nhọn.
• Cắt thức ăn thật nhỏ, không cho trẻ ăn thức ăn có thể nghẹn như: bắp rang, kẹo chewing gum,…
TRÁNH BỎNG
• Không cho trẻ chơi gần bếp.
• Cất ấm nước sôi, thức ăn còn nóng khỏi tầm với của trẻ.
• Không cho trẻ chơi diêm, hộp quẹt….
AN TOÀN KHI ĐI XE HƠI
• Không bao giờ để trẻ một mình trong xe hơi
• Cho trẻ dùng ghế giành riêng cho lứa tuổi trẻ và thắt dây an toàn.
AN TOÀN VỚI NƯỚC
- Đừng bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm.
- Luôn trông chừng trẻ khi trẻ đến gần những vật dụng có nước như: xô, chậu, toilet…. Trẻ có thể bị chết đuối dù mực nước trong xô thấp. Tốt nhất là đổ sạch nước trong xô chậu và cất đi mỗi khi sử dụng xong và luôn nhớ đậy nắp toilet lại.
TRÁNH NGỘ ĐỘC
- Hãy cất tất cả thuốc , vitamin, dung dịch tẩy rửa và những hóa chất khác vào tủ riêng và khóa lại cho thật an toàn.
- Đừng bao giờ đựng hóa chất độc trong vật dụng thường dùng để uống nước như: chai đựng nước, ly…
- Luôn lưu số cấp cứu để sử dụng khi cần thiết.
HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG
Trẻ sống trong nhà có người hút thuốc lá sẽ bị viêm đường hô hấp nhiều hơn. Triệu chứng bệnh của những trẻ này cũng sẽ nặng hơn và kéo dài hơn những trẻ sống trong nhà không khói thuốc. Nếu bạn là người hút thuốc lá, hãy cố gắng bỏ hút. Nếu bạn không bỏ được, đừng nên hút trong nhà hay hút gần con trẻ.
TIÊM NGỪA
Ở tuổi này trẻ có thể được tiêm các mũi như:
- tiêm nhắc Bạch hầu- Ho gà - Uốn ván- Bại liệt- Viêm màng não mủ HIB
- tiêm lần đầu các mũi: Thủy đậu, Sởi- Quai bị- Rubella, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan siêu vi A, Cúm ( có thể tiêm khi trẻ trên 6 tháng)
Sau tiêm ngừa, trẻ có thể bị sốt hoặc kích thích 1 ngày và chỗ tiêm có thể bị đỏ, sưng, đau. Bạn có thể cho trẻ uống Acetaminophen để giảm sốt và kích thích. Đối với nơi bị sưng đau, bạn có thể dùng một cái khăn nhúng nước ấm , đắp lên nơi sưng ngày 3 lần để giảm sưng. Nếu trẻ nổi ban ngứa toàn thân hoặc những biểu hiện dị ứng khác, hay sốt kéo dài hơn 1 ngày rưỡi, hãy đưa trẻ khám lại ngay.
LẦN KHÁM ĐỊNH KỲ TIẾP THEO: 18 tháng
Xem thêm: