Chia sẻ

HÀNH VI CỦA TRẺ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA CHA MẸ (P.1)

By Victoria Healthcare 03 Tháng 9 2020

HÀNH VI CỦA TRẺ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA CHA MẸ (P.1)
Khen ngợi và khen thưởng có thể củng cố hành vi tốt. Nếu cha mẹ rất bận rộn, họ có thể chỉ dành sự chú ý đến con cái đối với những hành vi tiêu cực của chúng, điều này có thể phản tác dụng khi đó là sự chú ý duy nhất mà trẻ nhận được. Vì hầu hết trẻ em có xu hướng thích chú ý đến những hành vi không phù hợp hơn, cha mẹ nên tạo ra những khoảng thời gian đặc biệt mỗi ngày để tương tác dễ chịu với con cái để tránh gia tăng hành vi không phù hợp.
Một số vấn đề tương đối nhỏ về hành vi có thể là do cách nuôi dạy con cái.
Vấn đề tương tác giữa con cái và cha mẹ làm mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ của chúng trở nên khó khăn hơn, có thể bắt đầu trong vài tháng đầu đời. Mối quan hệ có thể căng thẳng vì:
• Tâm lý bà mẹ bị ảnh hưởng bởi việc mang thai hoặc sinh nở khó
• Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến mẹ
• Bà mẹ thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ, bạn đời, người thân hoặc bạn bè khác
• Cha mẹ không quan tâm đến con đúng cách.
Góp phần vào sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ là lịch ăn và ngủ không thể đoán trước của em bé. Hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ suốt đêm cho đến khi được 3 đến 4 tháng tuổi.
Mối quan hệ không tốt giữa phụ huynh và con cái có thể làm chậm phát triển các kỹ năng xã hội, tinh thần và khiến cho việc phát triển của trẻ không tốt về sau.
Bác sĩ có thể thảo luận với phụ huynh về tính cách của từng em bé, cung cấp cho cha mẹ thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh và những lời khuyên hữu ích để đối phó. Sau đó, cha mẹ có thể phát triển cách ứng phó với trẻ dựa theo thực tế, chấp nhận được những cảm xúc tiêu cực và cố gắng xây dựng lại một mối quan hệ tốt với con cái. Nếu mối quan hệ với cha mẹ không được cải thiện, trẻ có thể tiếp tục gặp vấn đề về sau.
Những kỳ vọng thiếu thực tế của cha mẹ góp phần vào nhận thức về các vấn đề hành vi ở trẻ
Ví dụ: cha mẹ muốn đứa trẻ 2 tuổi nhặt đồ chơi mà không cần sự giúp đỡ, hành vi đáp ứng của trẻ với yêu cầu này có thể gây ra sự hiểu nhầm về trẻ trong suy nghĩ của cha mẹ. Cha mẹ có thể hiểu sai các hành vi bình thường khác ở đứa trẻ 2 tuổi, chẳng hạn như từ chối làm theo yêu cầu hoặc quy tắc của người lớn.
Chu kỳ tự duy trì là một chu kỳ hành vi tiêu cực (không phù hợp) ở trẻ khi tiếp nhận phản ứng tiêu cực (tức giận) từ cha mẹ hoặc người chăm sóc. Sau đó đứa trẻ sẽ tiếp tục có hành vi tiêu cực hơn nữa, dẫn đến phản ứng tiêu cực hơn nữa từ cha mẹ. Chu kỳ tự duy trì này thường bắt đầu khi một đứa trẻ hung hăng và phản kháng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc phản ứng bằng cách la mắng, la mắng và đánh đòn.
Chu kỳ tự duy trì có thể bị phá vỡ nếu cha mẹ học cách bỏ qua hành vi không phù hợp của trẻ không ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, chẳng hạn như trẻ cáu kỉnh hoặc từ chối ăn. Việc chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến các hoạt động thú vị như phần thưởng khuyến khích cho hành vi tốt, điều này khiến trẻ và cha mẹ cảm thấy thành công. Đối với hành vi không thể bị bỏ qua, có thể thử đánh lạc hướng trẻ qua một chú ý tích khác hoặc áp dụng kỷ luật.
Vấn đề kỷ luật là để ngăn chặn trẻ tiếp tục những hành vi không phù hợp, khi cha mẹ không thành công hoặc không đạt hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi tiêu cực của trẻ bằng các trình tự nêu trên. Kỷ luật không chỉ là hình phạt. Cha mẹ cần cho trẻ em những kỳ vọng rõ ràng, có trình tự, phù hợp với lứa tuổi, cho phép chúng biết những gì được mong đợi. Việc khen thưởng hành vi mong muốn của cả cha mẹ và con cái sẽ dễ dàng và hài lòng hơn nhiều so với việc trừng phạt hành vi không phù hợp.
Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, các vấn đề về hành vi có thể phát sinh khi trẻ tìm cách giải thoát khỏi các quy tắc và sự giám sát của cha mẹ. Cha mẹ nên học cách phân biệt những vấn đề như vậy.
---
Theo Bệnh viện Nhi Golisano tại Strong, Trường Y và Nha khoa Đại học Rochester
Đánh giá / sửa đổi đầy đủ lần cuối vào thg 3 năm 2020
Nguồn: MSD
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)