Chia sẻ
HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ - SLEEP APNEA
By Victoria Healthcare 26 Tháng 8 2020
ĐỊNH NGHĨA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ (SLEEP APNEA)
Ngưng thở khi ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp. Ngưng thở khi ngủ là tình trạng không có dòng khí đi vào đường thở, kéo dài hơn 10 giây, xảy ra rất nhiều lần trong khi ngủ.
Phân loại: Ngưng thở khi ngủ bao gồm Ngưng thở trung ương (CSA) và những dạng nghưng thở khác.
ĐƯỜNG THỞ MỞ BÌNH THƯỜNG
Không khí ra vào đường thở dễ dàng
ĐƯỜNG THỞ TẮC NGHẼN MỘT PHẦN
Khi ngủ, cơ thư giãn quá mức, chùng xuống làm hẹp đường thở. Giảm thở và Ngáy
ĐƯỜNG THỞ TẮC NGHẼN HOÀN TOÀN
Khi các cơ chùng xuống hoàn toàn, làm tắc nghẽn đường thở. Nghưng thở tắc nghẽn
TRIỆU CHỨNG VÀ HẬU QUẢ
TRIỆU CHỨNG BAN ĐÊM
Ngủ ngáy to
Người khác thấy có lúc ngưng thở
Giật mình dậy thở hổn hển
Không thể nằm yên khi ngủ
Đi tiểu đêm nhiều lần
TRIỆU CHỨNG BAN NGÀY
Nhức đầu vào buổi sáng
Buồn ngủ ban ngày
Giảm trí nhớ, kém tập trung
Cáu gắt, thay đổi tính tình
Ngủ gục trong các hoạt động thường ngày
HẬU QUẢ DÀI HẠN
Tăng 3 lần nguy cơ đột quỵ. 65% người đột quỵ có OSA.
Cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim. 80% người cao huyết áp kháng trị có OSA
Bệnh tiểu đường týp II. 50% người tiểu đường týp II có OSA.
Béo phì. Thiếu ngủ gây ra sự thèm ăn, đặc biệt là thức ăn vặt, nhiều calories.
Giảm chức năng tình dục. Một nửa số nam giới có OSA bị rối loạn cương dương.
HẬU QUẢ NGẮN HẠN
Ngáy gây ảnh hưởng đến người ngủ chung, gây bất hòa vợ chồng.
Thức giấc nhiều lần, ngủ không sâu, thời gian ngủ thực sự rất ngắn, tiểu đêm.
Mệt mỏi vào ban ngày, giảm hiệu quả làm việc, giảm trí nhớ, dễ cáu gắt.
Ngủ gục trong các hoạt động hàng ngày, có khi không cưỡng lại được.
Nguy cơ gập tại nạn giao thông tăng gấp 6 lần bình thường.
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ
Sau khi chẩn đoán, chỉ số quan trọng để đánh giá là AHI (Apnea Hypoapnea Index). AHI là số lần ngưng thở và giảm thở trung bình mỗi giờ ngủ.
TRẮC NGHIỆM TẦM SOÁT - HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ
Người bị ngưng thở khi ngủ sẽ không tự nhận biết được họ gặp khó khăn khi thở, bởi vì ngưng thở chỉ xuất hiện khi họ đã ngủ. Vì vậy, ngưng thở khi ngủ thường không được phát hiện, mặc dù có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Hãy tự đánh giá Anh/Chị có nguy cơ ngưng thở khi ngủ hay không qua các câu hỏi sau. Vài câu hỏi có thể cần người chung phòng trả lời giúp.
Bảng câu hỏi STOP – BANG
1. Anh/Chị ngáy to khi ngủ ? (Nghe được từ ngoài phòng đóng kín).
2. Anh/Chị mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày ?
3. Người nhà thấy Anh/Chị thở gián đoạn khi ngủ ?
4. Anh/Chị bị cao quyết áp ?
5. Chỉ số khối lượng cơ thể BMI của Anh/Chị > 35 kg/m2 ?
6. Anh/Chị trên 50 tuổi ?
7. Vòng cổ Anh/Chị > 40 cm ?
8. Giới tính là Nam ?
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)