Chia sẻ
GIẢI THÍCH VỀ LAO PHỔI
By Victoria Healthcare 08 Tháng 10 2020
LAO PHỔI LÀ GÌ?
Viêm phổi do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH
- Ho khạc đàm kéo dài trên 2 tuần,
- Ho ra máu,
- Mệt mỏi,
- Sốt nhẹ về chiều,
- Ra mồ hôi trộm,
- Gầy sút,
- Kém ăn
Một số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, phát hiện tình cờ khi chụp XQuang phổi.
LAO PHỔI LÂY NHƯ THẾ NÀO?
Lao phổi chỉ lây qua không khí khi hít phải vi khuẩn lao, không lây qua ăn uống hay đồ dùng cá nhân.
NGUỒN LÂY:
- Người bệnh lao phổi, lao phế quản, lao thanh quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao
- Thời kỳ lây nhiều nhất: Lao toàn phát có ho khạc đàm chưa điều trị, đặc biêt AFB dương tính
- Lao phổi có xét nghiệm AFB âm tính, lao phổi không ho, không khạc đàm và lao phổi sau điều trị từ 2 đến 4 tuần HẦU NHƯ KHÔNG LÂY (4 tuần đối với AFB+).
NGƯỜI BỊ NHIỄM BỆNH VÀ PHÁT BỆNH LAO NHƯ THẾ NÀO?
- Mọi người đều có thể nhiễm lao khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí
- Vi khuẩn lao vào cơ thể có thể tồn tại nhiều năm thậm chí suốt đời bạn mà không gây bệnh.
- Phát bệnh lao khi bạn hít phải lượng vi khuẩn nhiều trong thời gian dài hoặc khi hệ miễn dịch của bạn yếu hoặc các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như: trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú, người nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…
- Hầu hết nhân viên y tế ở VN đều nhiễm lao
LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ LÂY NHIỄM?
- Người bệnh và người tiếp xúc đều mang khẩu trang trong giai đoạn ho, khạc đàm
- Điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh
- Nếu xét nghiệm AFB dương tính nên cách ly đến khi AFB âm tính ít nhất 2 tuần
- Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh
- Thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)
BS. Hoàng Thị Hương – Chuyên khoa Hô Hấp