Chia sẻ
ĐỪNG ĐỂ ĐỒ ĂN THIU LÀM TIÊU TAN CUỘC VUI CỦA BẠN
By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019
Ngộ độc thực phẩm là gì?
– Ngộ độc thực phẩm là tình trạng vi khuẩn sinh sôi quá nhiều trong đồ ăn và tấn công cơ thể bạn khi bạn ăn thức ăn này. Thời tiết nóng như thời điểm hiện tại là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn phát triển trong các loại thực phẩm.
Căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói hoặc tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn thức ăn chứa mầm bệnh như vi khuẩn, siêu vi hoặc ký sinh trùng. Một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là do ăn thức ăn có nhiễm siêu vi norovirus. Salmonella và E.coli cũng là 2 vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Ký sinh trùng bao gồm những loại giun gặp ở các quốc gia khác nhau.
Mầm bệnh nhiễm vô thực phẩm bằng cách nào?
— Mầm bênh có thể nhiễm vào thực phẩm theo nhiều cách khác nhau:
+Người đang bị bệnh quên không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướngchuẩn bị thực phẩm.
+Mầm bệnh có thể có sẵn trong thức ăn. Nếu thức ăn không được rửa hay nấu chín kỉ, mầm bệnh trong thức ăn có thể nhiễm lên người chạm vào.
+Mầm bênh từ một món đồ ăn có thể nhiễm sang món khác. Điều này có thể xảy ra khi một người dùng chung thớt hoặc dao để chuẩn bị đồ ăn.
Những triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm là gì? — Các triệu chứng có thể xảy ra ngay thức khắc sau khi ăn hoặc sau vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm bao gồm:
+Buồn nôn hoặc nôn mửa
+Đau bụng
+Tiêu chảy, có thể lẫn máu
+Sốt
Những triệu chứng khác không thường gặp có thể bao gồm các vấn đề về thần kinh như mờ mắt hoặc cảm thấy chóng mặt.
Bạn nên làm gì để bản thân cảm thấy khỏe hơn không?
— Có. Bạn có thể:
+Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước.
+Ăn nhẹ và ăn thức ăn không có quá nhiều chất béo
+Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt mỏi
Vậy có cần đi khám hay không? — Nên đi khám nếu bạn cảm thấy:
+Đau bụng dữ dội
+Không thể ăn uống gì cả
+Ói ra máu hoặc đi tiêu ra máu
+Sốt cao trên 100.4°F (38°C)
Trẻ nhỏ và người lớn tuổi biểu hiện những triệu chứng nêu trên nên đi khám càng sớm càng tốt vì đây là nhóm đối tượng rất dễ bị mất nước.
Có cần đi làm xét nghiệm hay không?
— Đa số không cần làm xét nghiêm. Nhưng trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để kiểm tra xem bạn bị mất nước hay không hoặc tìm ra mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ có thể chỉ định:
+Xét nghiệm máu
+Xét nghiệm nước tiểu
+Xét nghiệm phân
Điều trị ngô độc thực phẩm như thế nào?
— Nhiều người không cần bất cứ phương pháp điều trị nào vì đa số triệu chứng sẽ tự khỏi. Nhưng với 1 số người thì cần:
+Uống thuốc kháng sinh – để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
+Truyền nước. Người bị tiêu chảy nặng hoặc ói nhiều có thể cần truyền nước qua tĩnh mạch để phục hồi tình trạng mất nước của cơ thể.
Nói chung, tiêu chảy là cách mà cơ thể tống mầm bệnh ra ngoài, vì vây uống đủ nước là cách tốt nhất để điều trị ngộ độc thực phẩm không có biến chứng. Bạn có thể dùng thuốc cầm tiêu chảy nếu không bị sốt hoặc đi tiêu ra máu và chú ý uống đúng liều thuốc. Trẻ em không nên uống cầm tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm có thể ngăn ngừa được không? — Dưới đây là những cách có thể áp dụng được trong mọi trường hợp. Trong điều kiện thời tiết nóng như hiện nay, điều quan trọng là không nên lưu giữ thức ăn trong tủ lạnh quá lâu trước bữa ăn, đặc biệt là các loại xốt hoặc thức ăn lỏng như xúp.
Bạn có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc truyền mầm bệnh gây ra ngộ độc thực phẩm bằng cách:
+Rửa sạch tay sau khi thực hiện các động tác nguy cơ cao như thay tả cho trẻ, đi vệ sinh, nhảy mũi, chạm vào động vật, hoặc bỏ rác
+Nên nghỉ học hoặc nghỉ làm cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn nếu bạn đang bị bệnh
+Hãy chú ý đến an toàn thực phẩm. Cách này bao gồm:
-Không uống sữa chưa qua tiệt trùng hoặc thức ăn làm từ loại sữa này.
-Rửa sạch trái cây và rau củ trước khi dùng
-Giữ nhiệt độ tủ lạnh phần ngăn mát dưới 40°F (4.4°C) và phần tủ đông dưới 0°F (-18°C)
-Nấu chín kỉ đồ ăn và hải sản.
-Nấu chín trứng đến khi tròng trắng chín kỉ.
-Rửa tay, dao và thớt sạch sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống
Để có nhiều mẹo vặt an toàn và tránh bị ngộ đôc thực phẩm, hãy xem mục 1.
Phụ nữ có thai và những người có sức đề kháng yếu có thể áp dụng thêm nhiều cách để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu thuộc nhóm những đối tượng đặc biệt như vậy, bạn nên trao đổi với nhân viên y tế để biết cách phòng ngừa cụ thể hơn.
Nguồn: UpToDate