Chia sẻ

ĐỐI PHÓ VỚI TÂM TRẠNG CĂNG THẲNG

By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

ĐỐI PHÓ VỚI TÂM TRẠNG CĂNG THẲNG

Tình trạng căng thẳng là phản ứng của tinh thần và cơ thể với thay đổi. Căng thẳng có thể tích cực, mang đến năng lượng cho bạn hoặc không lành mạnh và gây ra nhiều vấn đề gây hại cho sức khỏe. Căng thẳng trong thời gian ngắn không ảnh hưởng đến bạn nhưng bị căng thẳng lâu ngày là nguyên nhân làm cho một vài bệnh nặng thêm như bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, hội chứng khó chịu đường ruột, suyễn hay viêm khớp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân căng thẳng phụ thuộc vào mỗi người. Vài nguyên nhân thông thường của căng thẳng có thể do người trong gia đình mất, bệnh tật, chăm sóc gia đình, thay đổi mối quan hệ, công việc, thay đổi việc làm, chuyển nhà và tiền bạc. Ngay cả những chuyện nhỏ như chờ đợi lâu, bị chậm trễ chuyện gì hay giao thông cũng làm căng thẳng.

Dấu hiệu

Sau đây là vài dấu hiệu của căng thẳng không tốt cho sức khỏe như:

  +Thấy hồi hộp, buồn bã hay tức giận

  +Tim đập nhanh

  +Thở khó khăn

  +Chảy mồ hôi

  +Đau hay căng cơ cổ, vai, lưng, hàm hay mặt

  +Nhức đầu

  +Thấy mệt mỏi hay khó ngủ

  +Táo bón hay tiêu chảy

  +Cồn cào bao tử, ăn không ngon hay bị sụt cân

Chỉ dẫn để đối phó với căng thẳng

Để ý các dấu hiệu gây căng thẳng. Khi các điều này xảy ra, nên tránh nguyên nhân làm căng thẳng hay thay đổi cách phản ứng. Có các chỉ dẫn khác có ích như sau:

  +Làm điều gì đó để thư giãn như hít thở sâu và chậm, động tác thư giãn, yoga, xoa bóp, thiền, nghe nhạc, đọc sách, tắm nước nóng trong bồn hay dưới vòi hoa sen.

  +Thực hiện món đồ hay một việc gì mình ưa thích.

  +Quen với cách chấp nhận sự việc mà bạn không thể thay đổi.

  +Suy nghĩ tích cực.

  +Lập giới hạn. Học cách trả lời không. Chỉ làm một việc một lần.

  +Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm.

  +Ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau cải, chất đạm và hạt nguyên hột. Hạn chế cafein và đường.

  +Thường xuyên tập thể dục. Thể dục làm thư giãn cơ bắp, giữ tâm trạng tốt và ngủ ngon hơn.

  +Cho gia đình và bạn bè biết vấn đề mình đang gặp phải.

  +Không nên đối mặt với sự căng thẳng một cách không lành mạnh như ăn nhiều, không ăn đủ, hút thuốc, uống rượu hay sử dụng ma túy.

  +Nhờ bác sĩ tâm lý giúp đỡ nếu cần. Bác sĩ sẽ giúp bạn đối phó với căng thẳng và giải quyết vấn đề và ghi toa thuốc giảm bị buồn, lo âu hay khó ngủ.

Bàn với bác sĩ hay y tá nếu bạn có dấu hiệu bị căng thẳng.

Nguồn: healthinfotranslations