Chia sẻ
CHUYỆN TIÊU CHẢY – XẢ NƯỚC CỨU THÂN (Phần 2)
By Victoria Healthcare 19 Tháng 4 2021
TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI UỐNG KHÁNG SINH
Mỗi khi trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ, cha mẹ đưa đi khám, thường nhận được kê đơn kháng sinh kèm theo men vi sinh để bổ sung. Nhưng trong thực tế, đa số trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ không cần uống kháng sinh bởi vì tác nhân gây NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ chủ yếu là siêu vi, mà kháng sinh thì hoàn toàn không có tác dụng gì đối với siêu vi, mà chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Thậm chí, ngay cả khi NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ do vi khuẩn đi chăng nữa thì đa số vẫn không phải uống kháng sinh. Ví dụ nếu nguyên nhân khiến trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ là do vi khuẩn tụ cầu, khoảng chừng một vài tiếng sau trẻ sẽ bị ói ra và sốt. Sau khi ói hết thì trẻ khỏi bệnh. Trường hợp này do vi khuẩn tụ cầu nhưng không uống kháng sinh.
Chỉ có một số trường hợp NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ do một số vi khuẩn khiến cho trẻ đi tiêu chảy có máu thì mới cho uống kháng sinh. Ví dụ: vi khuẩn kiết lị gây ra NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ khiến trẻ tiêu chảy có máu, điều này chứng tỏ vi khuẩn đã xâm nhập vào thành ruột, lúc đó, có thể cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ nhiễm khuẩn kiết lị mà tiêu chảy không có máu, nghĩa là không bị tổn thương đến hệ thành ruột, thì cũng không cần uống kháng sinh.
Do đó, cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ theo dõi phân của trẻ để quyết định có nên cho trẻ uống kháng sinh hay không. Bởi thuốc kháng sinh không thể trị được NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ do siêu vi, ngược lại, có thể làm cho bệnh của trẻ chuyển biến nặng hơn do tác dụng phụ của kháng sinh.
TRẺ SƠ SINH ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN KHÔNG PHẢI BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
Có một trường hợp mà mẹ cũng thường bị nhầm lẫn và lo rằng co bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ là trẻ hay đi ị nhiều. Điều này cũng dễ hiểu bởi rõ ràng, người lớn ở bất cứ độ tuổi nào nếu đi ngoài nhiều cũng có thể bị nhiểm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể đi từ 5-10 lần/ngày mà vẫn vui vẻ, bú được tốt thì đó chỉ là giai đoạn sinh lý của trẻ thôi. Qua giai đoạn đó (1-2 tháng tuổi trở lên), trẻ sẽ hết tình trạng đi ngoài nhiều lần.
Còn nếu trẻ sơ sinh bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ sẽ có biểu hiện: ói, đi tiêu chảy, giảm bú hẳn,… Và trong khoảng chừng một tuần lễ, trẻ sẽ hết. Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu. Nếu trẻ bú không đủ thì khuyến khích bù nước cho trẻ, có thể cho trẻ uống nước dừa tươi.
TẠI SAO TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ NHIỀU LẦN?
Trung bình mỗi năm, trẻ từ 1-2 tuổi có thể bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ từ 5-7 lần. Điều này khiến cha mẹ rất bất an, cho rằng hệ miễn dịch con mình kém, sức khỏe yếu, nên mới bị bệnh liên tục như vậy. Nhưng thực ra, trẻ không “yếu” như cha mẹ nghĩ, mà là vì có nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ (cũng như có nhiều loại siêu vi gây ra bệnh cảm vậy). Và có rất nhiều nguồn siêu vi khiến trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ như:
● Trẻ bị cảm do siêu vi, trẻ có thể nuốt siêu vi xuống bụng. Lúc này, cơ thể trẻ cũng sẽ phản ứng để tống siêu vi đó ra khiến trẻ bị tiêu chảy.
● Trẻ đi nhà trẻ, tiếp xúc nhiều với những nguồn lây siêu vi, lại bị cảm, lại nuốt phải siêu vi hoặc ăn phải đồ ăn có nhiễm siêu vi, khiến trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ tái đi tái lại.
Tuy nhiên, số lượng siêu vi gây ra NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ ít hơn là siêu vi gây ra cảm, nên đa phần trẻ bị ho sổ mũi nhiều, nhưng bị ói, tiêu chảy ít hơn. Càng lớn dần, số lần trẻ bị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ sẽ ít dần đi do hệ thống đường ruột đã kháng thể đối với những siêu vi đó rồi. Nếu trẻ bị nhiễm lại siêu vi đó, kháng thể đó sẽ tiêu diệt ngay.
Càng lớn, sức đề kháng của trẻ cũng cao hơn (do đã được huấn luyện qua những lần bị nhiễm trước đó). Đó là lý do vì sao người lớn bị nhiễm siêu vi đường ruột sẽ nhanh hết tiêu chảy, chỉ chừng khoảng 2-3 ngày, trong khi trẻ bị nhiễm thì thường 5-7 ngày mới hết. Cũng như trẻ bị cảm sổ mũi kéo dài từ 2-3 tuần mới hết, trong khi người lớn chỉ bị chừng một tuần lễ là hết. Do đó, muốn cho mau hết bệnh thì cần phải được bệnh – đó là quyền được bệnh của trẻ.
Bs.Nguyễn Trí Đoàn – Trích “Để con được ốm”
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)