Chia sẻ
Cho dầu ăn vào thức ăn dặm của trẻ - Bs. Trí Đoàn nói gì?
By Victoria Healthcare 03 Tháng 3 2021
Ăn dặm là một hành trình quan trọng không chỉ giúp bé bổ sung dinh dưỡng phát triển thể chất mà còn giúp bé học hỏi, rèn luyện, khám phá thêm nhiều kĩ năng có ý nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ vẫn mắc những lỗi cơ bản khi cho con ăn dặm.
** Một trong những sai lầm mà hầu như cha mẹ nào cũng gặp khi cho con ăn dặm được BS Nguyễn Trí Đoàn “sửa sai” lời khuyên nên cho 1 – 2 thìa dầu ăn vào bát cháo/bột của trẻ để cung cấp thêm chất béo, cũng như giúp hòa tan các vitamin cho trong thức ăn cho trẻ.
**Vì sao không nên cho dầu ăn vào bột và cháo ăn dặm của trẻ?
Nhiều lời khuyên của các chuyên gia cho rằng, trẻ nên được ăn các nguồn sản phẩm giàu chất béo như phô mai, sữa chua, thậm chí cho thêm một lượng dầu ăn như dầu gấc, dầu oliu nhất định vào món ăn dặm chính của trẻ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, hiện chưa có bất cứ chứng cứ khoa học nào xác thực lời khuyên như vậy là có căn cứ và xác đáng.
Theo BS Đoàn, chất béo trong dầu ăn có thể làm giảm co thắt dạ dày, giảm sự tống xuất thức ăn từ dạ dày xuống ruột, dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng... Do đó, không nên cho dầu ăn vào bột, cháo ăn dặm của trẻ.
Bác sĩ khuyên:
Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đa dạng, chất béo có trong các loại thực phẩm khác nhau để trẻ dung nạp các loại vitamin tan trong dầu, mỡ vào cơ thể.
LƯU Ý KHI BỔ SUNG CHẤT BÉO CHO TRẺ:
Trẻ trong độ tuổi ăn dặm cần được cha mẹ cho ăn các chất béo lành mạnh. Hiện nay, không quá khó để cha mẹ có thể tìm thấy ở siêu thị hay các cửa hàng bán đồ trẻ em các thực phẩm được dán nhãn "ít béo" như phô mai, sữa, bánh, sữa chua hay thậm chí cả khoai tây chiên. Một câu hỏi đặt ra là có nên áp dụng một chế độ ăn "ít chất béo" với trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời tuyệt đối là "KHÔNG"!
Chất béo đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Chất béo có rất nhiều ở trong sữa mẹ và sữa bột - nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 1 tuổi. Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, nguồn chất béo không bão hòa hay các axit béo thiết yếu có trong các thực phẩm như quả bơ, cá hồi... chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé.
Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần lưu ý khi cho con ăn dặm là để con tập làm quen với nhiều loại hương vị, thực phẩm khác nhau, bởi vì, ăn uống đa dạng và có kiểm soát mới là điều giúp bé xây dựng một nền tảng sức khỏe tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời.
Bs. Trí Đoàn
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)