Chia sẻ

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG-TƯỞNG DỄ MÀ KHÓ

By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG-TƯỞNG DỄ MÀ KHÓ

TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

  • Tật nghiến răng khi ngủ là tình trạng mà một cá nhân nghiến răng một cách vô thức khi đang ngủ.
  • Tật nghiến răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ khi trong miệng bé xuất hiện những chiếc răng đầu tiên. Tỉ lệ nghiến răng tăng đến 30% ở các bé 6 tuổi, sau đó giảm dần ở người trẻ (12%), và người già ( 2%-4% ở nhóm 60 tuổi).

Nguyên nhân gây ra nghiến răng chưa được hiểu hoàn toàn. Tuy nhiên đây có thể là tình trạng kết hợp của các yếu tố thể chất, tinh thần và di truyền.
Những yếu tố nguy cơ của nghiến răng lúc ngủ có thể được liệt kê như: sai lệch khớp cắn, những căng thẳng trong cuộc sống, tuổi tác, tính cách, các chất dung nạp hằng ngày ( cà phê, thức uống có cồn, thuốc lá, thuốc chống loạn thần…), và tính chất gia đình (20%-50% những trường hợp nghiến răng có ít nhất 1 người thân có tiền sử nghiến răng lúc ngủ).
Nghiến răng nhẹ thì không cần điều trị. Trong những trường hợp bệnh nhân có tật nghiến nặng, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp hàm, đau đầu hoặc hư hại răng và các phục hình trên răng…
Để chẩn đoán tật nghiến răng, cần phải có các triệu chứng sau:

  • Có sự hiện diện của âm thanh đặc trưng của tật nghiến răng khi ngủ. Và:
  • Có sự hiện diện của một hoặc nhiều các triệu chứng lâm sàng sau:

          o Răng mòn bất thường 
          o Tình trạng mỏi hoặc đau cơ vào buổi sáng, và/ hoặc đau vùng thái dương, và/hoặc bị cứng khớp tạm thời khi vừa ngủ dậy 
Khi bệnh nhân có tình trạng nghiến răng nặng gây tổn thương, lúc này cần áp dụng các biện pháp điều trị:

  • Thay đổi các hành vi và lối sống
  • Làm các khí cụ mang trong miệng để phòng ngừa tình trạng mòn răng, và/ hoặc điều chỉnh các sai lệch của khớp cắn
  • Dùng thuốc ( thư giãn cơ..)
  • Chuyển chuyên gia ( khi kết hợp với các chứng rối loạn giấc ngủ hoặc tâm thần…)

NHẠY CẢM NGÀ RĂNG

  • Răng người được cấu tạo bởi các lớp mô cứng (men, ngà, xê măng chân răng) bao bọc quanh mô tủy ( gồm mạch máu và thần kinh). Trong đó, mô ngà với cấu trúc dạng ống, chứa các đầu tận thần kinh chịu trách nhiệm nhận cảm giác cho răng.
  • Nhạy cảm ngà được định nghĩa là cơn đau nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà lộ khi bị kích thích ngoại lai, tiêu biểu là kích thích nhiệt, hơi, cơ học, thấm lọc hay hóa học; và cơn đau này không thuộc bất cứ bệnh lý hoặc khiếm khuyết răng nào khác.
  • Nếu vì một lý do nào đó, răng bị mất đi lớp men, bộc lộ lớp ngà bên trong, sẽ gây tình trạng lộ ngà và răng sẽ bị nhạy cảm khi có kích thích.
  • Các tác nhân gây mòn men có thể kể ra như chải răng quá mạnh, dùng nhiều thực phẩm có chất ăn mòn ( đồ chua, các loại nước có ga…), hay thói quen nghiến răng khi ngủ…
  • Đau do nhạy cảm ngà không phải là quá nguy hại, nhưng lại gây ảnh hưởng đến chuyện ăn uống, qua đó gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu ta không loại bỏ được các nguyên nhân gây mòn răng, thì nhạy cảm ngà sẽ tiến triển nặng hơn và dẫn đến tình trạng viêm tủy không hồi phục. 
  • Xử trí tại chỗ với nhạy cảm ngà có nhiều cách:  như dùng kem đánh răng chống ê buốt răng, bôi fluor tại phòng nha, mang khay fluor tại nhà, hoặc nếu quá ê buốt, sẽ trám lại các vùng ngà lộ 
  • Quan trọng hơn, là phải xử trí nguyên nhân gây lộ ngà: thay đổi cách chải răng (dùng bàn chải sợi mềm và không được chà ngang), hạn chế tiêu thụ thực phẩm hay thức uống có tính axit, điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản nếu có, hoặc trong trường hợp mòn răng do nghiến, phải mang khay chống nghiến khi ngủ… Và một khi hạn chế được nguyên nhân gây lộ ngà, tình trạng nhạy cảm này có thể giảm dần và hết hẳn.  

Dán bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng là gì?

  • Dán bít hố rãnh trong nha khoa là một lớp phủ ngoài ứng dụng  bảo vệ chuyên sâu được làm từ nhựa tổng hợp, có tác dụng bảo vệ những hố rãnh sâu trên bề mặt răng khó được làm sạch bởi lông bàn chải quá dày để có thể vừa với nhừng khe rãnh đó, điều này cho phép mảng bám thức ăn đính lên và tạo ra nhừng xoang sâu.
  • Trám bít hố rãnh nha khoa có thể thay thế trên răng nhằm phòng ngừa sâu răng ở những khe rãnh sâu và làm ngừng sự phát triển sâu răng ở những tình trạng sâu răng sớm.
  • Bạn có thể ăn ngay sau khi tiến hành quá trình dán bít hố rãnh. Dán bít hố rãnh nha khoa có thể tồn tại trung bình 2-7 năm và chương trình sealant nha khoa nên được thực hiện triển khai như một đề xuất trong chương trình nha khoa học học đường.

Khi nào sealant nha khoa nên được thực hiện?

  • Khi có những khe rãnh hẹp sâu trên bất kì một bề mặt nào và bất kỳ một răng nào: răng cối, tiền cối và răng cối sữa.
  • Khi có những vết nhiễm màu trên các khe rãnh.
  • Trẻ em bị khô miệng, tình trạng sâu răng sớm ở trẻ em

Sealant có thực sự cần thiết?

4 nguyên tắc chính trong phòng ngừa sâu răng là chải răng, chế độ ăn uống, fluor và trám bít hố rãnh(sealant) mặc dù trám bít hố rãnh không cần thiết nếu bạn có thể  ngăn chặn sâu răng ngay từ khi nó vừa xuất hiện. điều này đòi hỏi sự thay đổi trong thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nếu sâu răng bắt đầu và phát triển, nha sĩ của bạn có thể đưa ra lời khuyên  thực hiện sealant trên những răng sau để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của axit và giảm sự cần thiết của miếng trám sau này. Răng không có miếng trám sẽ tốt hơn hơn nhiều so với răng không có miếng trám và đó sẽ là một yếu tố nguy cơ tuyệt vời cho sự phát triển sâu răng trong tương lai.

Bạn có biết?

  • Vi khuẩn (mảng bám) hình thành trong 2-3 giờ sau khi đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa.
  • Hút thuốc lá có thể là khởi nguồn của hơn một nửa các bệnh về nướu.
  • Vi khuẩn trong bệnh nha chu có thể lan truyền thông qua các tiếp xúc thân mật giửa ngưới và người
  • Những người mắc bệnh nha chu làm tăng yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
  • Nhiễm trùng vùng  miệng làm tăng yếu tố nguy cơ dẫn dến nhiễm trùng hô hấp
  • Bệnh tiểu đường kết hợp nha chu gây khó khăn hơn trong việc kiểm soát nổng độ dường trong máu.

Triệu chứng :

  • Chảy máu nướu khi đánh răng, nướu sưng đỏ
  • Hơi thở có mùi, răng lung lay, có mủ 

Phòng ngừa:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày sau mỗi bữa ăn
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày
  • Thói quen ăn uống lành mạnh
  • Chải răng đúng cách
  • Cạo vôi răng định kì mỗi 6 tháng

                         
Kỹ thuật chải răng đúng:

  • Chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần
  • Sử dụng lực ngắn, nhẹ nhàng
  • Tạo một góc 45 độ giữa long bàn chải và bề mặt răng
  • Làm sạch các bề mặt ngoài trong và mặt nhai cả các răng hàm trên cũng như hàm dưới
  • Chải lưỡi
  • Sử dụng bàn chải có long mềm và đầu nhỏ, thay bàn chải mỗi 3 tháng.

Cách sử dụng chỉ nha khoa:

  • Lấy 1 đoạn chỉ dài 46-61cm, cuộn tròn đoạn chỉ xung quanh 2 ngón giữa 2 bàn tay
  • Giữ đoạn chỉ khoảng 10cm giữa ngón cái và ngón trỏ của cả 2 tay 
  • Trượt nhẹ nhàng sợi chỉ giữa các răng
  • Chuyển động sợi chỉ nhẹ nhàng theo vận động hình C khi sợi chỉ tiếp xúc với nướu và di chuyển lên xuống nhẹ nhàng để làm sạch 
  • Lặp lại quá trình với từng răng
  • Súc lại miệng bằng nước súc miệng hoặc nước sạch sau khi hoàn thành
  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày.