Chia sẻ

BỆNH TIÊU CHẢY

By Victoria Healthcare 08 Tháng 1 2020

BỆNH TIÊU CHẢY

Bệnh có thể gặp ở nhiều nơi và mọi lứa tuổi. Dịch bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh. Nó có thể gây nên những vụ đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh cao và tử vong ở mọi lứa tuổi nếu không có những biện pháp dập tắt dịch bệnh kịp thời. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có nhiều, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy cấp do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn sẽ giúp mọi người biết cách xử trí và phòng ngừa.

Đường lây truyền “kinh điển” nhất là đường vệ sinh và ăn uống. Do sử dụng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, vi khuẩn. Rất nhiều trường hợp độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh. Vi khuẩn đó có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh.

Khi bạn thấy mình đi tiêu chảy kèm theo đau bụng ở một điểm hoặc đau ran cả bụng, đôi khi người bệnh còn bị sốt, buồn nôn hoặc nôn hoặc đi tiêu ra máu thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng và có thể tử vong. 

Tiêu chảy cấp tính thường do vi trùng, siêu vi trùng hay ký sinh trùng, không kéo dài quá 3 tuần lễ. Tiêu chảy quá 3 tuần lễ là tiêu chảy kinh niên thường do bệnh viêm đường ruột hay hội chứng kích thích nhu động ruột. Trẻ em cũng có thể bị tiêu chảy cấp tính hay kinh niên. Tiêu chảy trẻ em cũng do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi trùng, nhiễm siêu vi trùng, ký sinh trùng, hoặc do vài thứ thuốc uống, do bệnh đường ruột hay dị ứng với thức ăn.

Để ngăn chặn và phòng bệnh hữu hiệu nhất là bạn phải giữ gìn vệ sinh thật tốt. Nhất là trong ăn uống. Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc các côn trùng, vật  trung gian như ruồi nhặng, gián, chuột….

Bạn nên ăn thức ăn chín, nước đun sôi, tránh các thức ăn hải sản tươi sống, mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, nem chua…đặc biệt trong thời điểm giao mùa.

Rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh…

Không vứt rác, xác súc vật( chuột, chó, mèo… ) xuống ao hồ, sông rạch

Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ

Hạn chế ra, vào vùng nơi đang có dịch bệnh

Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men, còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém. Do vậy, thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Không nên kiêng khem quá mức.

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Tường - PK. Victoria Healthcare