Chia sẻ
TẦM SOÁT SỚM TỰ KỶ - HIỂU ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH
By Victoria Healthcare 02 Tháng 4 2021
Tự kỷ là một hội chứng dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống. Trong thực tế, đã có nhiều trẻ tự kỷ phát triển năng lực bản thân vượt trội và thành công trong xã hội khi trưởng thành.
Đăng ký nhận ưu đãi 50% chi phí dịch vụ tầm soát sớm trẻ tự kỷ:
Click nhận ưu đãi: https://bit.ly/3m8XZRT
Số lượng đăng ký có hạn
Độ tuổi phù hợp để thực hiện đánh giá tầm soát sớm tự kỷ từ 18 tháng đến trước 03 tuổi.
--
CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO TRẺ TỰ KỶ
• Không phản ứng khi được gọi tên.
• Không giao tiếp mắt một cách phù hợp.
• Không cười lớn hoặc không thể hiện sự vui thích, không biểu hiện các cử chỉ tình cảm khác từ 06 tháng tuổi trở đi.
• Không quay đầu về phía âm thanh, không cười hay biểu hiện các cảm xúc khác trên mặt từ 09 tháng tuổi trở đi.
• Không bập bẹ lúc 12 tháng tuổi.
• Không có cử chỉ tay, như: chỉ ngón trỏ, chìa tay ra, với tay, vẫy tay lúc 12 tháng tuổi.
• Không nói từ đơn nào lúc 16 tháng tuổi.
• Không nói cụm 02 từ có nghĩa (không tính bắt chước và lặp lại) lúc 24 tháng tuổi.
• Mất ngôn ngữ, bập bẹ, hay kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào.
**Tại Victoria Healthcare, chuyên gia Tâm lý Nhi khoa sẽ thực hiện quá trình tầm soát phát hiện sớm trẻ tự kỷ như thế nào?
1. Khai thác bệnh sử và tiền sử bệnh
• Khai thác các vấn đề trước và sau khi ra đời ở trẻ.
• Khai thác các vấn đề sức khỏe của trẻ từng gặp phải.
• Khai thác chi tiết các vấn đề sức khỏe mà người thân của trẻ từng gặp phải.
• Xác định các yếu tố bảo vệ và nguy cơ.
2. Thực hiện quan sát chuẩn :
Thực hiện quan sát trẻ dựa trên các đặc điểm chú ý, các hành vi chơi và xã hội.
3. Đánh giá sự phát triển
• Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ toàn diện trên các mặt, như: vận động tinh – vận động thô, ngôn ngữ, nhận thức, cách giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng…
• Đưa ra kết luận để phụ huynh nhận thức được sự phát triển của trẻ có phù hợp với lứa tuổi hay chưa.
4. Tầm soát Tự kỷ
• Sử dụng các công cụ tầm soát Rối loạn phổ Tự kỷ tiêu chuẩn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
• Thực hiện đánh giá chuyên sâu về tình trạng hiện tại của trẻ
5. Tư vấn
• Giải thích cho phụ huynh về tình trạng hiện tại của trẻ
• Đưa ra các hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng trẻ để phụ huynh dễ hiểu – dể làm.
• Cung cấp cho phụ huynh mạng lưới hỗ trợ chuyên sâu, có thể dễ tiếp cận theo từng khu vực sống.
6. Theo dõi
• Hẹn lịch cho các lần gặp định kỳ
• Theo dõi và đánh giá lại theo từng mốc tuổi cụ thể
Nhân dịp 02.04.2021 _ ngày nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh tự kỷ
Tham khảo chi tiết các dịch vụ hỗ trợ và can thiệp tâm lý Nhi Khoa của Victoria Healthcare tại: