Chia sẻ
VÌ SAO NGÀY CÀNG NHIỀU NGƯỜI TRẺ SUY THẬN?
By Victoria Healthcare 20 Tháng 7 2025


Sự gia tăng này không đến từ ngẫu nhiên. Lối sống hiện đại, thiếu lành mạnh và sự chủ quan trong chăm sóc sức khỏe chính là những nguyên nhân hàng đầu.


Một số thói quen tưởng như vô hại trong cuộc sống hằng ngày lại khiến thận phải làm việc quá tải, lâu dài dẫn đến suy giảm chức năng lọc:
- Ăn quá nhiều muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn (mì gói, snack, đồ chiên nướng, đồ ăn nhanh), ít rau xanh khiến thận hoạt động liên tục để lọc các chất dư thừa độc hại.
- Uống ít nước lọc, lạm dụng cà phê, trà sữa, nước ngọt… làm giảm khả năng bài tiết và tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu, sỏi thận.
- Thói quen nhịn tiểu: Khi bàng quang quá đầy, nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ngược dòng lên thận.
- Tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc tăng cơ, thực phẩm chức năng “xách tay” không rõ nguồn gốc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận cấp ở người trẻ.
- Rối loạn giấc ngủ và stress mạn tính ảnh hưởng đến quá trình điều hòa huyết áp
- Phớt lờ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ

Suy thận giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu lắng nghe cơ thể kỹ lưỡng, bạn có thể phát hiện qua các dấu hiệu:
- Ngủ ngáy to, ngáy kéo dài
- Mệt mỏi, uể oải không rõ nguyên nhân, sức bền giảm
- Ngứa da hoặc phát ban không lý do
- Đau âm ỉ vùng lưng – hông – chậu
- Hơi thở có mùi hôi, vị kim loại trong miệng
- Phù nhẹ ở tay, chân hoặc mặt
- Rối loạn tiểu tiện: nước tiểu ít hoặc nhiều bất thường, có mùi lạ, màu đục hoặc lẫn máu

Suy thận mạn tính là bệnh lý tiến triển âm thầm và không thể phục hồi hoàn toàn. Khi chức năng thận giảm dưới 10%, bệnh nhân cần lọc máu định kỳ hoặc ghép thận. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể làm chậm tiến trình suy thận của bệnh.
Người trẻ bảo vệ thận đúng cách thế nào?






(Tham vấn chuyên môn từ bác sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên khoa Nội Tổng quát tại Victoria Healthcare)
