Chia sẻ

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN CÁCH LY XÃ HỘI

By Victoria Healthcare 16 Tháng 6 2021

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN CÁCH LY XÃ HỘI
Vậy là chúng ta đã đi hết nửa chặng đường của năm Covid-19 thứ hai, Covid thực sự đã trở thành nỗi buồn ảm đạm của cộng đồng, đặc biệt khi chúng ta phải thực hiện đợt giãn cách xã hội lần thứ hai kéo dài hơn. Tâm lý lo sợ nhiễm bệnh khiến mọi người ý thức cao hơn và tuân thủ biện pháp đeo khẩu trang và hạn chế đi lại… Ở phương Tây, thực tế cho thấy tình trạng bạo lực gia đình, trầm cảm và bệnh tim gia tăng cùng với tình hình dịch bệnh. Những vấn đề sức khoẻ đều có thể điều trị được, nhưng người ta lại ở nhà không đi khám vì lo sợ lây bệnh ở cơ sở y tế.
Thái độ sống tích cực là điều tiên quyết giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh. Chúng ta cần điều chỉnh thói quen sống để giữ an toàn cho bản thân, nhưng quan trọng hơn là phải bảo đảm duy trì cuộc sống khoẻ mạnh, giữ tinh thần lạc quan ngay cả khi phải “giam lỏng” mình trong 4 bức tường nhà để phòng dịch.
Nói chung, chăm sóc sức khỏe chủ động (wellness and self-care) cần có sự kết hợp của 5 yếu tố không thể tách rời nhau là Vận động thể chất, Chế độ dinh dưỡng hợp lý, Chăm sóc sức khoẻ tinh thần: kiểm soát căng thẳng, tránh trầm cảm, ngủ đủ giấc và có thể bổ sung cho cơ thể một số chất thiết yếu.
TẬP THỂ DỤC, VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT:
Bài tập vận động tại nhà có thể áp dụng là Tabata hoặc phương pháp tập ở cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Phương pháp này giúp cái thiện sức khoẻ tim mạch và tăng cường thể chất. Hơn nữa, tập thể dục, vận động thể chất góp phần giup chúng ta giữ được tâm trạng tích cực. Thực hiện các bài tập này không cần thêm dụng cụ tập gym nào: chỉ cần cơ thể sẵn sàng là được. Bên cạnh đó, dù bị “trói buộc” trong không gian nhỏ hẹp thế nào, thì hãy tìm cách thường xuyên vận động cơ thể
DINH DƯỠNG:
Nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn vặt khi tâm trạng căng thẳng, buồn chán. Chìa khóa để vượt qua tình trạng này là xây dựng chế độ ăn uống chú trọng thực vật, luôn để sẵn các loại rau củ quả trong nhà.
Ăn quá nhiều carbohydrate (carbs) không những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá mà còn có thể dẫn đến chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.
“Tập nhẹ” sau bữa ăn xế là một “mẹo” hữu ích được một số người áp dụng, chỉ cần một bài tập vận động nhỏ, chẳng hạn như chống đẩy 10 lần hoặc thực hiện tư thế plank trong một phút….
NGỦ ĐỦ GIẤC VÀ KIỂM SOÁT STRESS
Trong tình hình hiện nay, chúng ta đều có nhiều thứ để lo lắng: công việc, tình hình kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, nguy cơ lây nhiễm Covid, … , cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã làm gia tăng tình trạng trầm cảm, chứng rối loạn giấc ngủ…, tình trạng này như một vòng tuần hoàn lặp lại, kéo dài sẽ gây ra chứng thiếu ngủ, và thiếu ngủ thì càng làm cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngủ sớm hơn một tiếng và thức dậy sớm hơn 1 tiếng có thể giúp giảm bớt trầm cảm.
Tuân thủ tập luyện một thói quen hàng ngày: tập thể dục, cầu nguyện theo tín ngưỡng, thiền hoặc tập yoga… cũng đều rất hữu ích.
Hãy luôn nhớ rằng: Đại dịch này sẽ kết thúc và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống “bình thường mới” một ngày không xa.
THỰC PHẨM BỔ SUNG:
Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Như một điều tự nhiên, đa số người Việt Nam đều thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân gây loãng xương và cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Biết cách tra cứu và cập nhật kiến thức y khoa, các bệnh lý thường gặp rất cần thiết và giúp chúng ta biết cách sử dụng thuốc an toàn, biết cách tự chăm sóc y tế tại nhà một cách hợp lý.
-- Bs. Mason Cobb – Nhà sáng lập Victoria Healthcare