Trong giai đoạn quanh mãn kinh. Buồng trứng người phụ nữ tiết ra rất ít estrogen. Nồng độ estrogen cùng với progesterone thấp làm tăng nguy cơ các bệnh lý khác trong giai đoạn sau mãn kinh: Rối loạn chuyển hóa, loãng xương, bệnh lý tim mạch và một số bệnh ung thư.
Quá trình thăm khám mãn kinh chuyên sâu giúp giải quyết vấn đề liên quan đến mãn kinh như tình trạng bốc hỏa, triệu chứng khô âm đạo, viêm teo đường niệu dục giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời tầm soát các nhóm bệnh lý tim mạch loãng xương, cũng như các nhóm ung thư phổ biến ở phụ nữ như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung giúp tối ưu hóa sức khỏe người phụ nữ trong 20 – 30 sau mãn kinh.
CÁC HẠNG MỤC THĂM KHÁM
1/KIỂM TRA THỊ LỰC:
Để tầm soát và phát hiện sớm các vấn đề về thị giác (Bảng đo thị lực Snellen Chart giúp kiểm tra khả năng nhìn chi tiết các chữ và ký tự từ khoảng cách nhất định.)
2/ KHÁM PHỤ KHOA:
Khám phụ khoa
Tư vấn sức khỏe phụ khoa với Bs Sản-Phụ Khoa
3/ PHẾT CỔ TỬ CUNG:
Để tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện ra những biến đổi của tiền ung thư mà nếu không được điều tri sẽ dẫn đến ung thư
4/ XÉT NGHIỆM ĐỊNH TÍNH HPV:
Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung, do đó việc tìm ra virus làm tăng độ tin cậy của các xét nghiệm cũng như giảm số lần thăm khám tầm soát của khách hàng
5/ XÉT NGHIỆM CÔNG THỨC MÁU:
Để đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn và phát hiện các rối loạn bệnh thiếu máu hay bệnh bạch cầu
6/ XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG HUYẾT:
– Để kiểm tra mức đường huyết của bạn có trong ngưỡng ổn định hay không
– Để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường
7/ XÉT NGHIỆM CREATININE / MÁU:
Để đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn và phát hiện các rối loạn bệnh thiếu máu hay bệnh bạch cầu
8/ BỘ MỠ:
– Để đo lượng mỡ “tốt” và mỡ “xấu” có trong máu của bạn
– Để tầm soát và chẩn đoán các bệnh lý khác như bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch.
9/ XÉT NGHIỆM MEN GAN GGT:
– Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu.
– Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan đặc biệt liên quan đến việc sử dụng thức uống có cồn
10/ XÉT NGHIỆM MEN GAN ALT:
– Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu.
– Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan
11/ XÉT NGHIỆM MEN GAN AST:
– Giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ men gan trong máu.
– Để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về gan
12/ XN HORMON KÍCH THÍCH TUYẾN GIÁP
– Để đo lượng hormone kích thích tuyến giáp có trong máu.
– Để đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp.
– Để chẩn đoán các tình trạng rồi loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp và suy giáp.
– Giúp phát hiện sớm các rối loạn chức năng tuyến giáp trước khi có những biểu hiện của bệnh
13/ XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
– Xét nghiệm nước tiều thực hiện để tìm ra các bất thường một lượng dư thừa protein, máu, mủ, vi khuẩn và đường.
– Có thể giúp phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận
14/ X QUANG NGỰC TRƯỚC SAU:
– Để kiểm tra tình trạng phổi, có khả năng giúp phát hiện ung thư, nhiễm trùng hoặc tụ khí trong khoan màng phổi (tràn khí màng phổi); có thể cho thấy các tình trạng phổi mãn tính, như khí phế thũng hoặc xơ nang, cũng như các biến chứng liên quan đến các tình trạng này.
– Có thể xác định các tổn thương cơ bản ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim; cho thấy những thay đổi về kích thước và hình dạng của tim từ đó có thể chỉ ra tình trạng suy tim, dịch tích xung quanh tim (tràn dịch màng tim) hoặc các vấn đề về van tim
15/ CHỤP NHŨ ẢNH
Giúp phát hiện và chẩn đoán ung thư vú .
– Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh mỗi 1 đến 2 năm. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên bắt đầu tầm soát thường xuyên ở độ tuổi sau 45. Nếu bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú, bạn nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn
16/ ĐO LOÃNG XƯƠNG DEXA:
Đo mật độ xương còn được gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép, DEXA hoặc DXA sử dụng một lượng rất nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể thường ở các vị trí thường là cột sống thắt lưng hay khớp háng. Kết quả được sử dụng để chẩn đoán loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương.
DXA là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và tiêu chuẩn nhất để chẩn đoán bệnh loãng xương.
17/ ĐIỆN TIM ĐỒ:
– Xét nghiệm để đo hoạt động điện của tim cho thấy tim có hoạt động bình thường hay không.
– Có thể giúp phát hiện cholesterol làm tắc nghẽn việc cungcấp máu cho tim của bạn, một cơn đau tim trong quá khứ, mở rộng một bên của tim và nhịp tim bất thường
18/ SIÊU ÂM NGỰC
– Là một kỹ thuật hình ảnh được thực hiện để tầm soát các khối u và các bất thường khác ở vú như u bướu.
– Có thể thực hện trên phụ nữ cần tránh tia phóng xạ để chẩn đoán và kiểm tra những bất thường ở vú
19/ SIÊU ÂM PHỤ KHOA QUA ÂM ĐẠO
Đây là loại siêu âm được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra đánh giá các cơ quan sinh sản, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo. Các nguyên nhân cần siêu âm phụ khoa qua âm đạo:
Khám vùng chậu hoặc bụng bất thường
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
Đau vùng xương chậu
Khô rát
Kiểm tra u nang hoặc u xơ tử cung
20/ SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP
Để kiểm tra sự xuất hiện các bất thường của tuyến giáp như các u nang, bướu, khối u